Mục lục
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng tươi sáng, sẽ có lúc ta bị vấp ngã, trải qua chông gai, thử thách nhưng có vượt qua được những khó khăn đó hay không mới là điều quan trọng quyết định nên sự thành công ở một người.
Câu tục ngữ “có chí thì nên” như một lời nhắc tới mọi người rằng có ý chí quyết tâm, kiên trì và nghị lực sẽ giúp ta vượt qua mọi gian khổ để vươn tới thành công, vinh quang.
1. “Có chí thì nên” nghĩa là gì?
“Chí” tức là ý chí, chí hướng, nỗ lực của con người, “nên” ở đây ám chỉ sự thành công trong cuộc sống như thành đạt trong sự nghiệp hay thực hiện được ước mơ, lý tưởng của cuộc đời. Câu tục ngữ khéo léo sử dụng cặp quan hệ từ điều kiện - giả thiết “thì” để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói: có ý chí, nỗ lực thì sẽ thực hiện được mục tiêu, đạt được mong muốn của bản thân.
Ý chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu của mỗi người. Một ý chí vững vàng sẽ làm đôi cánh giúp chúng ta bay đến ước mơ dễ dàng hơn, nó cũng tiếp thêm sức mạnh để giúp ta vượt qua mọi thử thách, gian nan.
Để tiến tới thành công, bạn phải giữ vững được ý chí, tinh thần của mình để kiên trì theo đuổi mục tiêu. Một khi ý chí đã lung lay thì mọi nỗ lực, phấn đấu của bạn từ trước đến giờ đều có nguy cơ đổ vỡ.
Thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với những người lười biếng, bởi vậy hãy giữ cho mình một ý chí vững vàng và luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc sống để có thể bước đến đỉnh vinh quang.
2. Vì sao người có ý chí sẽ dẫn đến thành công?
“Có chí thì nên” là một đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi người. Bởi trong cuộc sống, tất cả mọi việc ta làm đều yêu cầu phải có ý chí, nghị lực. “Thất bại là mẹ thành công”, cuộc sống luôn khiến ta phải vấp ngã và gặp thất bại, nhưng sau thất bại ta có tự đứng dậy và tiếp tục hành trình hay không, đó mới là điều quan trọng.
Sau mỗi lần vấp ngã, chúng ta sẽ đúc rút được kinh nghiệm, bài học từ lần thất bại trước để tới lần sau cố gắng và phấn đấu nhiều hơn. Và điều đó quyết định ở ý chí, nghị lực, lòng kiên trì của chúng ta. Nếu sau một lần thất bại mà ta đã nản lòng, buông xuôi thì con đường đi đến thành công sẽ khép lại mãi mãi.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc biết đến tác phẩm nổi tiếng thế giới Harry Potter của nữ nhà văn người Anh - J.K. Rowling. Trước khi ra mắt với công chúng, bộ truyện Harry Potter của bà đã bị 12 nhà xuất bản nổi tiếng từ chối và bà đã phải trải qua cuộc sống cơ cực, nghèo đói tột cùng. Tuy vậy, bà vẫn chọn cách đối mặt và vượt qua bằng tất cả ý chí, nghị lực và sự kiên trì của bản thân, cuối cùng bà cũng trở thành nữ nhà văn giàu có nhất thế giới.
Và trong xã hội hiện nay càng không thiếu những người thành công nhờ có ý chí sắt đá, kiên trì. Chỉ cần bạn chịu quan sát và tìm bạn sẽ thấy rằng, không có điều gì là tự nhiên mà có, đằng sau thành công của một người là cả một chặng đường gian nan, thử thách, mà nếu như họ không có sự kiên trì, lòng quyết tâm và một ý chí sắt đá thì sẽ chẳng thể nào chạm được đến cánh cửa thành công.
Xem thêm: Lời khuyên qua câu tục ngữ ‘Người khôn nói ít nghe nhiều” liên quan đến vấn đề nào?
3. 6 phương pháp giúp rèn luyện ý chí của bản thân
“Có chí thì nên” ai nghe sẽ cảm thấy chỉ cần bản thân có ý chí thì sẽ làm chuyện gì cũng dễ dàng và thành công. Tuy nhiên, khi đương đầu với thử thách, khó khăn sẽ có lúc khiến ta chùn bước, chán nản và muốn bỏ cuộc, những lúc như thế sẽ cần một ý chí sắt đá để kìm hãm sự nản chí của bản thân, thôi thúc bản thân tiếp tục cố gắng.
Dù vậy, không phải ai cũng có được ý chí sắt đá như thế, tất cả đều phải trải qua quá trình tôi luyện mới hình thành được. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn rèn luyện ý chí của bản thân trở nên vững vàng hơn !
3.1 Xác định rõ mục tiêu ngay từ đầu
Việc xác định mục tiêu chính xác là bước tiên quyết để chúng ta đi đúng hướng và thực hiện mục đích của bản thân. Nếu chúng ta không nắm rõ được mục tiêu, bản thân sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, mơ hồ không biết phải làm gì. Lúc đó, ý chí cũng sẽ bị lung lay và dẫn đến nhụt chí, chán chường. Mục tiêu cũng chính là động lực để bản thân quyết tâm, nỗ lực hơn trong quá trình thực hiện mục đích, ước mơ.
3.2 Chia nhỏ mục tiêu để thực hiện
Để thực hiện một ước mơ, lý tưởng hoặc mục đích to lớn nào đó đương nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Bạn hãy chia nhỏ mục tiêu để từ từ thực hiện, áp lực sẽ bớt nặng nề hơn và bạn cũng không cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Sau khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ bạn cũng sẽ có thêm động lực để hoàn thành mục tiêu tiếp theo, khi đó ý chí của bạn cũng trở nên mạnh mẽ và cứng rắn hơn.
3.3 Không ngừng học hỏi, nỗ lực
Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu thì bản thân cũng phải kết hợp học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng và hiểu biết. Hãy cố gắng học hỏi để biết thêm nhiều kiến thức, tạo thêm nhiều nền tảng vững chắc cho bản thân. Việc thiếu kiến thức ít nhiều sẽ khiến bản thân gặp sai sót trong quá trình làm việc, dẫn đến tâm trạng tiêu cực, thất vọng. Khi đó, ý chí có mạnh mẽ cỡ nào cũng sẽ dần lụi tàn.
Xem thêm: Thất bại là gì? Liệu có đáng sợ như chúng ta đã nghĩ?
3.4 Biết điều khiển cảm xúc cá nhân
Điều khiển cảm xúc cá nhân là một điều quan trọng không chỉ trong việc xây dựng ý chí mà còn trong mọi trường hợp ở cuộc sống như công việc, các mối quan hệ,... Cảm xúc khi bị kích động hoặc bị ảnh hưởng xấu sẽ khiến bản thân ta sản sinh ra năng lượng tiêu cực và những hành động sai lầm.
Một ngày vui vẻ, bình thường có thể sẽ bị hủy hoại nếu bỗng dưng ta gặp một chuyện buồn bã, không vui, bản thân chắc chắn sẽ bị mất hứng, không có động lực hay sức lực để làm việc khác. Vì vậy mà điều khiển cảm xúc là điều thiết yếu góp phần xây dựng một ý chí sắt đá.
3.5 Ăn mừng những thành quả nhỏ
Khi bản thân hoàn thành được những nhiệm vụ, mục tiêu nhỏ đã đề ra, chúng ta nên tự thưởng cho mình một món quà nhỏ để chúc mừng. Đó cũng là động lực để chúng ta phấn đấu, cố gắng cho những mục tiêu cao hơn.
3.6 Đọc những mẩu chuyện, những câu nói hay hoặc những tấm gương về ý chí, nghị lực trong cuộc sống
Đây cũng là một phương pháp hữu dụng và hiệu quả trong việc rèn luyện ý chí bản thân, nó giống như một liều thuốc giúp bổ sung niềm tin và động lực, truyền cảm hứng cho ta để phấn đấu, cố gắng hơn trong công việc.
Xem thêm: Những tấm gương nghị lực sống mãnh liệt trong cuộc sống
4. Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ thể hiện ý nghĩa “có chí thì nên”
Ngoài câu “có chí thì nên”, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam còn có vô vàn câu nói khác thể hiện ý chí, nghị lực của con người. Mỗi khi gặp khó khăn, gian nan, hãy tự cổ vũ, động viên và khích lệ tinh thần bằng những câu nói sau nhé !
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức
- Vàng thật không sợ lửa
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Thất bại là mẹ thành công
- Thua keo này ta bày keo khác
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Khổ luyện thành tài
- Có cứng mới đứng đầu gió
- Chân cứng đá mềm
- Nước chảy đá mòn
- Thắng không kiêu, bại không nản
- Mưu cao chẳng bằng chí dày
- Có chí làm quan, có gan làm giàu
- Hữu chí cánh thành
- Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai
Xem thêm: Rèn luyện tính công bằng, chính trực bằng 22 câu ca dao tục ngữ về chí công vô tư hay nhất
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim - Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi - Hay cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai
Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng với bất kì ai, sẽ luôn có những khó khăn, sóng gió, thử thách mà chúng ta phải đương đầu, chiến đấu, quan trọng rằng trong cuộc chiến đó, ai là người có được ý chí sắt đá, nghị lực và sự kiên cường sẽ là người chiến thắng và thành công. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ “có chí thì nên” và rút ra bài học thành công cho bản thân mình !
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet