Chờ...

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Có thực mới vực được đạo" là gì?

VOH - "Có thực mới vực được đạo" là câu nói được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải cũng hiểu hết hàm ý ẩn sâu bên trong câu tục ngữ này.

Tục ngữ là những bài học kinh nghiệm quý báu mà ông cha ta để lại cho thế hệ sau. Câu tục ngữ "Có thực mới vực được đạo" chính là một trong những minh chứng điển hình và cũng là câu nói mang nhiều tầng nghĩa mà bất cứ ai cũng nên ghi nhớ.

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo”

“Thực” là từ Hán Việt, có thể được hiểu là đồ ăn, việc ăn uống, cũng giống với chữ “thực” trong thực khách, thực đơn, thực phẩm. “Thực” ở đây cũng có thể hiểu là thiết thực.

“Đạo” ở đây có thể hiểu là đạo đức, đạo lý hoặc đạo phái.

Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 1
Giải thích ý nghĩa “có thực mới vực được đạo” - Ảnh: Internet

Như vậy, điều mà câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” muốn nhắn nhủ tới chúng ta là con người phải ăn uống đầy đủ, có sức khỏe thì mới có thể nghĩ đến việc đi theo, giữ được “đạo”. Nói cách khác, theo nghĩa đen, câu tục ngữ này đề cao và coi chuyện ăn uống là chuyện quan trọng đồng thời cho rằng, có ấm no thì mới vực được “đạo”.

Nghe qua lớp nghĩa đầu tiên của câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” ta sẽ thấy, câu nói đang đề cao giá trị của việc ăn uống trong đời sống hằng ngày. Song, câu nói này vẫn còn mang một hàm ý khác. Đó là đời sống vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới có thể yên tâm giữ nguyên tắc, đạo lý làm người hay lo đến những thứ khác. Rộng hơn nữa là phải thể hiện những cái thiết thực, những cái cụ thể thì người khác mới tin vào và noi theo.

Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 2
Câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo” - Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng là lời nhắc nhở, trong cuộc sống chúng ta cần ưu tiên những nhu cầu căn bản, thiết thực nhất, sau đó mới nghĩ tới những nhu cầu không thiết yếu khác. Ví như khi làm ra của cải, vật chất, trước hết chúng ta phải lo tới “cơm, áo, gạo, tiền” rồi mới có thể nghĩ đến vui chơi, sắm sửa. 

Như vậy, chỉ với 6 chữ đơn giản, bài học kinh nghiệm quý giá của ông cha ta đã được truyền lại cho con cháu đời sau một cách trọn vẹn. Với câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo”, đó là bài học về vai trò của vật chất so với ý thức.

Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Hữu thân hữu khổ" dạy ta điều gì trong cuộc sống?
Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Phú quý sinh lễ nghĩa’ nói đến điều gì trong xã hội
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ “Ăn ốc nói mò” là gì?

“Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của triết học 

Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 3
Câu tục ngữ “có thực mới vực được đạo” - Ảnh: Internet

Trong triết học, câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung vật chất quyết định ý thức. Ở đây, “thực” đại diện cho cái thiết thực, vật chất còn “đạo” đại diện cho ý thức.

Đặt vào bối cảnh xưa, khi cuộc sống còn khó khăn, suy nghĩ này của ông cha ta được xem là khá hợp lý. Tuy nhiên, điều kiện sống cũng như quan điểm hiện nay đã thay đổi, “thực” là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ hay nền tảng của việc “vực đạo”. Vì vậy, bên cạnh việc ghi nhớ lời dạy của thế hệ hệ trước, chúng ta cũng cần phải chắt lọc tri thức, nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách toàn diện đồng thời vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.

“Có thực mới vực được đạo” tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh cũng có một câu nói tương tự “Có thực mới vực được đạo”: “Fine words butter no parsnips”. Câu này có nghĩa là những lời nói ngọt ngào thì thường dễ nghe và bùi tai nhưng chúng chẳng có tác dụng gì trong thực tế cả. Vì thế chúng ta cần nên hành động thực tế thay vì chỉ nói những lời vô ích.

Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 4
“Có thực mới vực được đạo” trong tiếng Anh có nghĩa là gì? - Ảnh: Internet

Xem thêm:
200 câu thành ngữ hay về cuộc sống mà bạn dùng hằng ngày
Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ ‘ăn vóc học hay’ có nghĩa là gì?
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Đói cho sạch, rách cho thơm’ nói lên điều gì

Những câu tục ngữ, thành ngữ mượn chuyện ăn uống để gửi gắm bài học

Ăn uống là chuyện thường xuyên được ông cha ta sử dụng để gửi gắm những lời dạy ý nghĩa. Chẳng vậy mà trong kho tàng văn học Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những câu nói bàn về vấn đề này, tương tự như câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo”.

  1. Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra.
    Đại ý: Câu nói khuyên chúng ta nên cẩn thận lời nói, đồng thời phải cân nhắc chế độ ăn uống phù hợp để giữ gìn sức khỏe.
  2. Trời đánh tránh bữa ăn.
    Đại ý: Nói lên tầm quan trọng của bữa ăn trong cuộc sống, đến ông trời muốn phạt người cũng phải tránh bữa ăn.
Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 5
 Ảnh: Internet
  1. Một miếng khi đói bằng gói khi no.
    Đại ý: Nói lên sự trân quý của mọi thứ khi khi khó khăn.
  2. Tham thực thì cực thân.
    Đại ý: Tham lam bất cứ điều gì cũng đều không tốt, đặc biệt là tham ăn. Mọi thứ cần cân bằng vừa đủ mới tốt.
  3. Đói đầu gối phải bò.
    Đại ý: Đứng trước cái đói, con người phải tìm cách xoay xở.
  4. Ăn thật làm giả.
    Đại ý: Phản ánh những người lười biếng dối trá, hưởng thụ là sự thật nhưng chỉ làm qua loa lấy lệ.
  5. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
    Đại ý: Là lời dặn dò của người xưa, phải biết quan sát và để ý khi ở trên bàn ăn.
Giải thích câu tục ngữ ‘Có thực mới vực được đạo’ 6
 
  1. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
    Đại ý: Việc ăn uống cũng cần phải có phương pháp đúng đắn, khi ăn không nên vội vàng.
  2. Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.
    Đại ý: Đàn ông con trai sức ăn lớn như hổ, phụ nữ thường ăn ít hơn.
  3. Ăn như rồng cuộn, làm như cà cuống lội nước.
    Đại ý: Ở đây chỉ những người ăn nhiều nhưng lại làm ít.
  4. Bớt bát mát mặt.
    Đại ý: Ăn tiêu dè sẻn, ăn tiêu ít thì đỡ phải lo lắng.
  5. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
    Đại ý: Câu này cũng nói về tầm quan trọng của việc học, trong đó có việc ăn uống.
  6. Ăn nhịn để dành.
    Đại ý: Chỉ một số thói quen của người xưa, hay để dành, chắt chiu để phòng khi bất trắc.
  7. Ăn như mèo.
  8. Đại ý: Chỉ những người ăn ít, chỉ ăn một chút như mèo ăn cơm.
  9. Ăn vụng không biết chùi mép.
    Đại ý: Chỉ những người làm việc xấu nhưng để lại sơ hở.
  10. Ăn cháo đá bát.
    Đại ý: Phê phán những đối tượng vong ơn bội nghĩa.
  11. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
    Đại ý: Câu nói muốn nhắc mọi người nên cẩn thận trước lời ăn và tiếng nói của mình.
  12. Ăn không lo của kho cũng hết.
    Đại ý: Không có cái gì là vô hạn cả, cần phải biết cân nhắc, tính toán và tiêu dùng có kế hoạch.
  13. Ăn lấy thơm lấy tho chứ không lấy no lấy béo.
    Đại ý: Ý nghĩa của việc ăn uống trong câu này là để lấy vị, để biết, để thưởng thức chứ không phải để no bụng.

Hy vọng phần giải thích câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” sẽ giúp bạn rút ra được những bài học ý nghĩa. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cùng nhau tìm hiểu thêm nhiều điều hữu ích và thú vị.

Đừng quên cập nhật liên tục những bài viết mới nhất, hấp dẫn nhất tại VOH Sống đẹp.