Chờ...

Đừng so sánh bản thân với người khác vì bạn là duy nhất

VOH - So sánh bản thân với người khác là hành động tự đem mình lên “bàn cân”, hạ thấp chính mình để cố gắng thay đổi giống một ai đó.

Tiến sĩ tâm lý Robert Puff (Mỹ) đã từng nói: “Khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta tự cướp đi hạnh phúc của chính mình”. So sánh đã trở thành một điều tự nhiên và có trong tiềm thức của con người. Vậy so sánh bản thân với người khác là gì và làm cách nào để ngừng so sánh?

1. So sánh bản thân với người khác là gì?

So sánh bản thân với người khác là quá trình so sánh và đánh giá các khía cạnh khác nhau của bản thân với những người xung quanh. Nó thường xảy ra khi bạn so sánh các yếu tố như ngoại hình, tài năng, thành công, quyền lực,... của mình với người khác. 

Theo Gs.Thomas Mussweiler (Giáo sư về hành vi tổ chức) so sánh bản thân với người khác là một trong những điều cơ bản nhất để con người phát triển và biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. 

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-0
So sánh bản thân với người khác chỉ làm mất đi sự tự tin, tạo áp lực cho chính mình

Có thể nói, con người luôn có xu hướng so sánh bản thân với người khác. Bộ não của chúng ta sử dụng phép so sánh để đo lường mọi người. Nó thường diễn ra nhanh chóng, thậm chí con người không thể nhận ra điều đó. Tuy nhiên, nếu khi chúng ta tập trung quá nhiều vào điểm nổi bật của người khác thì chúng ta đang đặt hạnh phúc, sự tự tinsức khỏe tinh thần của mình vào tình thế nguy hiểm. 

Xem thêm:
Học cách phát triển bản thân để đến gần hơn với đỉnh cao thành công cuộc sống
16 cách giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống, công việc
Học cách xây dựng thái độ sống tích cực để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc

2. So sánh bản thân với người khác tốt hay xấu?

So sánh bản thân với người khác là một hành động phổ biến mà nhiều người mắc phải. Hành động này có thể có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống con người, cụ thể như sau:

2.1 So sánh tích cực

Việc so sánh tích cực hoàn toàn tốt vì nó giúp bạn vạch ra con đường thành công rõ ràng và mang đến nhiều lợi ích:

  • Tạo động lực: So sánh bản thân với người khác có thể truyền cảm hứng và động lực để phấn đấu trở nên tốt hơn, đạt được mục tiêu cá nhân.
  • Học hỏi và phát triển: Nhìn nhận những thành công, kỹ năng của người khác có thể giúp bạn nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó học hỏi và phát triển bản thân.
so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-1
Tập trung vào việc phát triển bản thân, xây dựng sự tự tin dựa trên tiêu chuẩn và mục tiêu cá nhân

2.2 So sánh tiêu cực

Bên cạnh việc tạo động lực và giúp cá nhân phát triển, so sánh bản thân với người khác cũng có những mặt tác hại khác như:

  • Gây căng thẳng và bất mãn: So sánh bản thân với người khác tạo ra căng thẳng và bất mãn trong tâm lý. Về lâu về dài, bạn sẽ cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống.
  • Giảm sự tự tin: Bạn liên tục đặt bản thân trong tình thế thua kém có thể làm giảm tự tin và mất niềm tin vào khả năng của chính mình.
  • Ghen tị và gây hiềm khích: So sánh với người khác gây ra cảm giác ghen tị và sự ganh đua không lành mạnh, gây mất đoàn kết và quan hệ không tốt với những người xung quanh.

3. 6 lý do đừng so sánh mình với người khác

Sở dĩ, chúng ta so sánh bản thân với người khác vì không hài lòng với những gì mình đang có, luôn muốn giành lấy những điều xa tầm với. Dưới đây là 6 lý do giúp bạn ngừng so sánh mình với người khác.

3.1 Không có ai là hoàn hảo 

Đừng so sánh bản thân với người khác vì ở đời không ai hoàn hảo cả. Mỗi người sẽ có điểm mạnh, sở trường riêng. Người mà bạn so sánh chưa hẳn đã tài giỏi hơn bạn, có thể họ làm tốt điều này hơn bạn nhưng việc khác thì không. Do đó, so sánh bản thân với người khác chỉ vì họ hoàn hảo với bạn, đây không phải là điều khôn ngoan.

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-2
Ai cũng có sở trường, điểm mạnh riêng nên bạn hãy tin tưởng vào chính mình

3.2 Ai cũng có khó khăn, trở ngại riêng

Trong cuộc sống, ai cũng có những nỗi bận tâm, khó khăn riêng. Cái bạn nhìn thấy có thể chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Điều bạn biết chỉ là điểm hấp dẫn thu hút bạn mà thôi. Vì vậy, đừng nên kết luận cuộc sống của bạn không bằng người khác chỉ dựa vào vẻ bề ngoài. 

3.3 Hãy là chính mình 

Sự so sánh không ngừng với người khác khiến bạn chạy theo họ. Nhưng liệu cuộc sống của họ có phù hợp và đem lại hạnh phúc cho bạn? Ngưỡng mộ người khác không có gì sai. Tuy nhiên, bạn cố gắng trở thành ai đó mà quên mất chính mình và từ bỏ bản thân thì không tốt chút nào. Nói cách khác, bạn hãy sống theo cách riêng của mình, theo đuổi những thứ mà bản thân thật sự yêu thích.

3.4 So sánh làm giảm sự tập trung

Tự so sánh bản thân với người khác liên tục có thể làm bạn dễ dàng mất tập trung vào những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình và mục tiêu cá nhân đề ra. Bạn dành quá nhiều thời gian và năng lượng để quan sát người đó thay vì hiện thực hóa ước mơ của mình. 

Toàn bộ sự tập trung của bạn sẽ chuyển sang việc cố gắng trở thành một ai đó hoàn hảo trong mắt bạn. Điều này khiến bạn chệch khỏi quỹ đạo ban đầu của mình. 

Thay vì cố gắng giống một ai đó, bạn nên tập trung vào mục tiêu, giá trị của bản thân. Hãy tạo ra một con đường cho riêng, trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình. Đừng theo đuổi mục tiêu không phù hợp với bản thân.

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-3
Tập trung là một kỹ năng giúp con người đạt được hiệu quả cao trong công việc và đời sống

3.5 Nảy sinh cảm giác ganh tị

So sánh bản thân với người khác sẽ sinh ra cảm giác ganh tị. Bạn cảm thấy ghen tị khi họ thành công hay có mối quan hệ tốt hơn, được mọi người yêu quý. Tuy nhiên, cảm giác này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa bạn và người đó, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của bạn.

3.6 Khiến bạn thiếu tự tin

Từ lúc bắt đầu só sánh bản thân với người khác, bạn thường tập trung vào những khuyết điểm của mình và cảm thấy không hoàn hảo bằng họ. Điều này làm bạn buồn và nảy sinh mặc cảm. Bạn dễ “mắc kẹt” trong việc nhìn vào điểm yếu của mình và mất đi sự tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm:
Làm thế nào khi áp lực cuộc sống đè nặng, hãy thử thực hiện 4 cách đơn giản này
Tại sao con gái nhất định phải nỗ lực cố gắng? 5 lý do này sẽ thức tỉnh bạn
12 thói quen đơn giản này sẽ giúp bạn tốt hơn mỗi ngày, hãy thử xem nhé!

4. Có nên so sánh con mình với con nhà người ta?

Đừng bao giờ so sánh con mình với người khác, nếu bạn không muốn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con.

4.1 Áp lực, mất tự tin

Khi bị so sánh liên tục, đứa trẻ sẽ có gánh nặng tâm lý, khiến bé lo lắng và mất ngủ. Hơn thế nữa, nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ không tự tin về bản thân, nghi ngờ khả năng học tập và tốc độ phát triển của mình.

Do đó, bố mẹ không nên gây áp lực mà hãy ngồi lại nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ có hành động hoặc thành tích không tốt. Từ đó, bố mẹ khích lệ để trẻ cải thiện và làm tốt hơn.

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-4
Những áp lực vô hình sẽ khiến trẻ mất đi sự vui tươi, hồn nhiên, trong sáng

4.2 Giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân

Dù trẻ đã nỗ lực mà bố mẹ vẫn cảm thấy không hài lòng và đem con so sánh người khác thì bạn đang phá vỡ sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Con sẽ bắt đầu nghi ngờ về bản thân, năng lực và ý chí bị mài mòn hoặc thậm chí sẽ có xu hướng sống theo sự kỳ vọng của người lớn. 

4.3 Xấu hổ khi giao tiếp

Nếu bố mẹ cứ so sánh làm trẻ bắt đầu ngại giao tiếp với mọi người, thậm chí là bố mẹ. Sự so sánh này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của con.

4.4 Thái độ bất cần, tạo khoảng cách với bố mẹ

Đứa trẻ sẽ có thái độ chống đối khi bố mẹ cứ phớt lờ tài năng hoặc thành tích của mình. Chúng sẽ không muốn làm vui lòng bố mẹ vì họ lúc nào cũng ủng hộ những đứa bé có kết quả ấn tượng hơn. Từ đó, bé sẽ có khoảng cách với gia đình. 

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-5
Con cái sẽ không còn gần gũi, thân thiết với bố mẹ nếu bị so sánh quá nhiều

4.5 Kìm hãm tài năng 

So sánh có thể khiến trẻ tự hạn chế khả năng của mình, chỉ chăm chăm tìm cách trở nên giống người khác vì sợ rằng không thể bằng hoặc vượt qua họ. Trẻ mất dần động lực, dễ dàng từ bỏ và không dám thử thách bản thân.

4.6 Gây ra sự đố kỵ

Khi bạn đem con ra so sánh với bạn bè cùng trang lứa, trẻ sẽ bí mật nuôi dưỡng sự đố kỵ, ganh ghét. Đứa trẻ sẽ có những hành động tiêu cực, thái độ không đúng đắn như mỉa mai, trêu chọc, đánh nhau,... Các mối quan hệ bị sứt mẻ, trẻ sẽ tự xem nhẹ bản thân.

5. Cách để ngừng so sánh bản thân với người khác

So sánh bản thân với người khác sẽ tạo nên những suy nghĩ tiêu cực, stress. Từ đó, sinh ra cảm giác lo lắng và có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Vì vậy, hãy ngừng lại và thử áp dụng các nguyên tắc dưới đây để thay đổi cuộc sống, theo đuổi mục tiêu của bạn.

5.1 Tập trung vào điểm mạnh của mình

Càng so sánh, chúng ta càng cảm thấy bản thân tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên hoàn toàn tập trung vào bản thân để phát huy những sở trường và khắc phục nhược điểm của mình. Hãy bắt đầu học cách chấp nhận con người mình bằng việc thử viết ra ba điều bạn thực sự thích ở bản thân. Chẳng hạn, bạn là con người chủ động, biết yêu thương, chia sẻ hay thậm chí thích pha trò để mang lại tiếng cười cho người khác.

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-6
Ngừng so sánh bản thân với người khác, hãy làm chủ cuộc đời mình

Ngoài ra, nếu muốn so sánh, bạn có thể so sánh mình ở thời điểm hiện tại và quá khứ. Đây cũng là phương pháp giúp bạn tập trung vào chính mình. Hãy xem, bạn của 5 năm sau đã tốt hơn như thế nào để từ đó mà tự hào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá đề cao bản thân mà hãy học cách khiêm nhường.

5.2 Học cách yêu thương và coi trọng bản thân

Một điều đáng nói là con người lúc nào cũng có khuynh hướng đối xử tốt với người khác hơn chính mình. Trong quá trình so sánh bản thân với họ, bạn có đang tự phê bình, hạ thấp giá trị con người mình không? Để thoát ra khỏi “cái bẫy” so sánh, bạn hãy ngừng thù ghét bản thân, bắt đầu yêu thương và thừa nhận tài năng, đặc điểm thuộc về riêng bạn. 

Hãy nhớ rằng, ai đó sẽ thông minh, thành công hơn bạn. Nhưng chỉ cần bạn biết giá trị của bản thân và phát huy nó mỗi ngày. Nếu bạn tập trung vào những thứ người khác đang có mà quên chính mình, bạn sẽ đánh mất sức mạnh, bởi “so sánh là kẻ trộm của niềm vui”. 

Xem thêm:
83 stt yêu bản thân hay và đáng suy ngẫm mà ai cũng phải đọc một lần trong đời
An ủi bản thân qua 30+ status động viên ý nghĩa về tình yêu và cuộc sống
Những câu status về sự thay đổi của tính cách bản thân, người yêu qua thời gian

5.3 Nhắc nhở bản thân “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Thông thường, mọi người hay so sánh với nhau về tiền tài, địa vị, ngoại hình, nhan sắc,... ít ai so sánh lòng tốt, phẩm chất bên trong của nhau. Vì thế, bạn đừng quá quan tâm vào vẻ bề ngoài mà hãy tập trung vào tâm hồn, nội tại bên trong mỗi người. 

Đừng tự tạo áp lực vào những thứ phù phiếm, chạy theo lý tưởng hoàn hảo của một ai đó. Bạn hãy là chính mình với một trái tim nhân hậu, bao dungchân thành.

so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-7
Hãy yêu thương, coi trọng chính mình và nuôi dưỡng tâm hồn để bản thân tốt hơn mỗi ngày

5.4 Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội là nguồn cơn của sự so sánh bất tận. Để bản thân thoát khỏi những điều tai hại khi so sánh với người khác, bạn nên đặt ra một số ranh giới để bảo vệ mình trước internet.

  • Lập tức bỏ theo dõi tài khoản khiến bản thân có cảm giác trở nên tồi tệ.
  • Quy định thời gian lướt web khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu hết giờ, bạn hãy tự động tránh xa internet và tìm những việc bổ ích khác để làm như đọc sách, nghe nhạc, tâm sự với bạn bè, người thân.
  • Theo dõi các trang thông tin, giáo dục truyền cảm hứng.

Cách tốt nhất là bạn hãy dành thời gian và năng lượng cho gia đình, bạn bè, công việc,... Vì mạng xã hội chỉ là một thế giới ảo nên những thông tin trên đó chưa hẳn là đúng sự thật. Đôi khi, nó có thể khác xa so với thực tế.

6. Stt đừng so sánh tôi với người khác

Cuộc đời mỗi người là không giống nhau, ai cũng có sở trường riêng. Vì thế, đừng đem bản thân mình đi so sánh với người khác, đừng làm bản thân trở nên thiếu tự tin. Hãy cùng đọc qua stt đừng so sánh tôi với người khác để bản thân thoát khỏi cảm giác ấy nhé!

  1. Khi ta tập trung quá nhiều vào việc so sánh bản thân với người xung quanh, ta sẽ hoặc là trở nên mất niềm tin vào bản thân, hoặc là luôn ghen tị với thành công của người khác.
  2. Mỗi người nên hãy là chính mình. Đừng bao giờ so sánh bản thân với một người nào khác. Nếu bạn làm vậy, bạn đang tự sỉ nhục mình.
  3. Đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh bạn với người khác. Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.
  4. Hãy hiểu rằng, mỗi người có một giá trị khác nhau và hãy trân trọng những giá trị riêng của bản thân mình. Đừng bao giờ so sánh mình với người khác.
  5. Mỗi người một mục tiêu, một hướng đi khác nhau. Thay vì thường xuyên so sánh mình với người khác, ta hãy để thời gian và năng lượng tập trung vào mục tiêu của mình.
so-sanh-ban-than-voi-nguoi-khac-voh-8
  1. Hãy tập trung giải quyết vấn đề của mình, thay vì so sánh mình với người khác. Khi nghĩ được như thế, tôi cảm thấy tâm mình bình thản hơn rất nhiều!
  2. Ai cũng có một giá trị riêng, thay vì so sánh mình với người khác, hãy sống đúng với những giá trị mà mình tin tưởng.
  3. Sống hạnh phúc hơn mỗi ngày là điều chắc chắn sẽ đến với bạn khi từ bỏ thói quen so sánh mình với người khác.
  4. Đừng so sánh mình với người khác, bởi đằng sau mỗi người ta gặp đều có những câu chuyện, những nỗi niềm và khó khăn, chỉ là ta có muốn lắng nghe không thôi.
  5. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác, bởi vì bạn không đi trên con đường của họ nên bạn sẽ không bao giờ hiểu được hết người ta đã phải trải qua những gì đâu.
  6. Đừng nên cảm thấy ghen tỵ với những thứ của người khác. Nhiều khi chính những thứ bản thân bạn sở hữu cũng khiến người khác phải ghen tỵ mà không hề hay biết.
  7. Mỗi người chúng ta cần tạo dựng cho mình những suy nghĩ tích cực để không còn thấy tự ti về bản thân khi tự và bị đem ra so sánh với người khác.

So sánh bản thân với người khác là một điều bình thường nhưng đừng để nó vượt quá và trở thành “rào cản” cho sự phát triển cá nhân. Nếu bạn biết cách điều tiết cũng như kiểm soát, so sánh còn giúp định hình mục tiêu, tiếp thêm động lực để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Tin rằng, bạn sẽ thực hiện được điều đó để có sự tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống.

Nguồn ảnh: Canva