Thực đơn của người mắc đái tháo đường type 2 phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa giúp kiểm soát lượng đường và lipid trong máu từ đó giúp người bệnh kiểm soát cân nặng và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Sau đây là 6 loại thực phẩm được khuyên dùng xen kẽ vào trong thực đơn bệnh nhân tiểu đường.
Lê : cung cấp nhiều hợp chất phenol, trong đó có flavonoid, một chất quyết định màu sắc trái cây và chứa axit phenol. Có mặt chính trong vỏ trái cây, các hợp chất này cho phép trung hòa các gốc tự do, nhờ vào tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra lượng chất xơ cao trong lê cũng giúp giảm các nguy cơ vấn đề về tim và điều hòa tim mạch.
Bơ : là lựa chọn tuyệt vời vì rất giàu chất chống oxy hóa. Trong trường hợp bị tiểu đường, điều quan trọng là cần ăn những thực phẩm dồi dào khả năng chống oxy hóa vì căn bệnh này tạo điều kiện cho các gốc tự do hoạt động, là nguyên do của lão hóa cơ quan.
Bơ cũng là trái cây giàu chất béo "tốt" đối với cơ thể.
Đại mạch : là sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt nhiều dinh dưỡng, nhiều chất xơ và vitamin E. loại ngũ cốc này cung cấp một chất chống oxy hóa cho phép ngăn cản tác hại của các gốc tự do.
Vitamin E trong đại mạch cũng cho phép ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, một vài bệnh ung thư và một số bệnh liên quan đến lão hóa. Ngoài ra, loại ngũ cốc này có lượng đường rất thấp, cho phép kiểm soát chuyển hóa hiệu quả hơn và giảm lipid.
Cá hồi : Là nguồn thực phẩm dồi dào omega 3, cá hồi là loại thực phẩm mà nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Loại axit béo có trong cá hồi giúp giảm huyết áp, triglyceride máu và huyết khối.
Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Người bệnh tiểu đường được khuyên nên đưa protein từ cá vào thực đơn vì nó giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin.
Bông cải xanh : Là loại rau thuộc họ cải, có thể ăn sống hoặc nấu chín đều được, bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin C và có đặc tính phòng ngừa một số loại ung thư đã được chứng minh.
Ăn bông cải xanh đều đặn có thể giúp hạ nồng độ homocysteine, một loại amino axit liên quan đến các bệnh tim mạch.
Khoai lang : Ngoài hương vị hấp dẫn, khoai lang còn có hàm lượng chất chống oxy hoá cao, đặc biệt là nhờ các anthocyanins và carotenoid chứa trong nó. Khoai lang màu tím đặc biệt giàu anthocyanins. Lớp vỏ càng đậm, lượng chất chống oxy hóa càng nhiều.
Thành phần này làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol "xấu", là nguyên nhân của bệnh tim mạch. Khoai lang vỏ màu trắng còn giúp giảm đề kháng insuline, do đó giúp kiểm soát được lượng đường trong máu.