Chờ...

Mụn luôn là “kẻ thù” gây khó chịu cho cả nam lẫn nữ

VOH - Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, việc bị nổi mụn liên quan đến nhiều yếu tố.

Thời tiết thất thường, nhất là vào mùa nắng nóng kéo dài với nhiệt độ không khí tăng cao, ánh nắng mặt trời tỏa nhiệt cực mạnh, khiến mồ hôi và dầu nhờn tiết ra liên hồi, dẫn đến mụn cứ thế mà nổi lên, thật làm cho người ta vô cùng khó chịu!

Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, việc bị nổi mụn liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, thường xuyên ăn nhiều tinh bột tinh chế và dùng nhiều các sản phẩm từ sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến nổi nhiều mụn.

Mụn luôn là “kẻ thù” gây khó chịu cho cả nam lẫn nữ 1
Nổi mụn thật sự làm cho người ta vô cùng khó chịu - Anh: TVBS

Mụn nổi “khủng khiếp” và nội tiết tố có liên quan với nhau?

Ou Hanwen, bác sĩ chuyên khoa Da liễu của Phòng khám Hanshi (Đài Loan-Trung Quốc) cho biết, làn da ở tuổi thanh niên có xu hướng nhạy cảm hơn dưới sự kích thích của nội tiết tố nam ở nồng độ cao, do “hội chứng kháng androgen”.

Khi nồng độ nội tiết tố nữ tăng cao và nội tiết tố nam xuống thấp, làn da và mái tóc sẽ chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Nhưng ngược lại một khi nội tiết tố mất cân bằng, làn da cũng sẽ trở nên xỉn màu, kém tươi và nổi mụn sần sùi, xấu xí “khủng khiếp”.

Mụn tuổi dậy thì - mụn trứng cá là “sản phẩm” bắt nguồn từ sự mất cân bằng giữa hệ vi khuẩn trên da, nội tiết tố và phản ứng miễn dịch.

Nhiều người cho rằng, tôi bị nổi mụn do rối loạn nội tiết tố! Đây là do sự hình thành của nội tiết tố nam, nhưng còn có những yếu tố khác cần xem xét bên cạnh sự mất cân bằng nội tiết tố trong nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

Các yếu tố hình thành mụn

Bác sĩ Ou Hanwen giải thích rằng, mụn là một trong những loại bệnh lý về da liễu phổ biến nhất, có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra mụn hầu như không thể tách rời các yếu tố hình thành mụn sau đây:

Mất cân bằng nội tiết tố

Tăng testosterone nam (kích thích tố nam), hay còn gọi là “nội tiết tố nam chiếm ưu thế” (phổ biến ở tuổi dậy thì, trước khi có kinh nguyệt hoặc mãn kinh), kích hoạt sản xuất quá nhiều dầu nhờn trên da và kích thích sự bong tróc nhanh chóng bất thường của các tế bào da, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nổi mụn.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da

Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trong nang lông, khi các nang lông trên da về cơ bản đã bị các tế bào chết và bã nhờn bịt kín, đó là nơi rất giàu dinh dưỡng và màu mỡ để vi khuẩn thuận lợi sinh sôi, sẽ hình thành các mụn mới.

Hệ thống miễn dịch đang trong tình trạng “báo động”

Hệ thống miễn dịch đang trong tình trạng “báo động”, dẫn đến làn da bị viêm nhiễm, sưng tích tụ mủ và hình thành mụn.

Mụn luôn là “kẻ thù” gây khó chịu cho cả nam lẫn nữ 2
Nếu thường xuyên bị nổi mụn thì hãy thay đổi thói quen ăn uống sẽ giúp giảm bớt nổi mụn trông thấy - Ảnh: TVBS

Ăn uống đúng cách có thể giúp giảm bớt nổi mụn

Bác sĩ Ou Hanwen cho biết thêm, “chế độ ăn uống” cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất hiện mụn trên da. Sau khi ăn một lượng lớn tinh bột tinh chế và các sản phẩm từ sữa, nồng độ insulin và yếu tố tăng trưởng-1 sẽ tăng lên, đồng thời nồng độ androgen cũng tăng lên.

Androgens là một hormone, có thể được gọi là nội tiết tố nam, nhưng cả cơ thể đàn ông và phụ nữ đều sản xuất androgen, chỉ với số lượng khác nhau. Điều này sẽ thúc đẩy tiết nhiều dầu hơn và gây viêm nhiễm.

Do đó, giảm những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (bánh mì trắng, bột bắp, bột gạo tinh chế, ngũ cốc ăn sáng, bột yến mạch ăn liền, gạo tẻ, mì gói, mì nui, bơ, khoai lang, bí đỏ, bánh quy, bánh gạo, bắp rang, bánh quy mặn…...), protein từ sữa và axit béo bão hòa.

Đồng thời, tăng lượng cá, trà xanh, resveratrol (resveratrol là chất được tìm thấy trong rượu vang đỏ, vỏ nho đỏ, nước ép nho tím và trong đậu phộng với số lượng nhỏ hơn) và thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp giảm bớt nổi mụn hiệu quả.