Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu mọi người cảm thấy quá no sau khi ăn một bữa thịnh soạn và khó tiêu, nếu ăn thiếu chất xơ vào thời điểm này, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và cơ thể có dịp sẽ tăng cân.
Để bổ sung thêm chất xơ, rau xanh sẫm màu thường được coi là thực phẩm giàu chất xơ, nhưng thực tế một số loại rau không có màu xanh đậm cũng chứa nhiều chất xơ.
Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping (Đài Loan-Trung Quốc) cho biết, chất xơ cũng là một loại carbohydrate, nhưng nó có lượng calo thấp hơn tinh bột, đồng thời là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, có lợi cho nhu động ruột, có thể làm tăng khối lượng phân, giúp giải độc cơ thể, ngăn ngừa táo bón và nó còn rất hữu ích cho việc kiểm soát cân nặng. Các chất xơ có thể hấp thu được từ các loại rau xanh và trái cây.
Các loại rau xanh đậm giàu chất xơ phổ biến
Muốn tìm các loại rau xanh có nhiều chất xơ? chuyên gia Li Wanping trước tiên khuyên dùng rau lang, rau bó xôi, bông cải xanh và rau dền đỏ. Chất xơ của các loại "rau xanh đậm" trên có hơn 3 gram chất xơ trên 100 gram rau, đây có thể được coi là đại diện rau xanh giàu chất xơ.
Các loại rau có màu xanh đậm thường chứa các loại vitamin và khoáng chất khác nhau như axit folic và sắt, ăn các loại rau này rất có lợi cho sức khỏe.
Ví dụ, rau lang có chứa magie có thể giúp các bà mẹ mang thai giảm nguy cơ trầm cảm và loãng xương, đồng thời giúp ích cho sự phát triển của thai nhi; rau bó xôi chứa sắt, axit folic, caroten… tốt cho thị lực; bông cải xanh chứa nhiều vitamin C giúp chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt; rau dền đỏ chứa nhiều sắt nên các bà mẹ mang thai có thể tăng cường rau dền đỏ vào 3 bữa ăn chính khi mang thai để giúp bổ sung sắt.
Rau xanh “không sẫm màu” cũng siêu giàu chất xơ
Ngoài các loại rau có màu xanh đậm, ngưu bàng, nấm đông cô, đậu bắp, khổ qua, ớt chuông (ớt ngọt), giá đậu đen cũng là những loại rau củ “không sẫm màu” có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng chất xơ trong ngưu bàng thậm chí còn cao tới 5,1 gram trên 100 gram, nhưng bản thân ngưu bàng tương đối cứng, khó cắn, cho nên có thể chọn dùng ngưu bàng để nấu lấy nước uống hằng ngày như uống trà hoặc nấu canh, đây là cách sử dụng ngưu bàng đúng cách.
Ngưu bàng là một loại củ rau ngon, một vị thuốc chữa trị được nhiều loại bệnh. Nó có nhiều dương tính và tạo kiềm cho máu, mang lại lợi ích cho sức khỏe, rất tốt cho người ăn chay trường và người bệnh. Ngưu bàng được mệnh danh là "vua của các loại rau củ siêu giàu chất xơ"
Các loại rau xanh “không sẫm màu” khác giàu chất xơ như nấm đông cô, nó không chỉ giàu chất xơ, dễ mua mà còn chứa polysaccharid giúp nâng cao khả năng miễn dịch; đậu bắp ít axit oxalic giúp hấp thu canxi.
Đối với những người không dung nạp lactose (đường sữa) và không thể sử dụng các sản phẩm từ sữa, ăn đậu bắp sẽ là nguồn cung cấp canxi dồi dào; khổ qua không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu vitamin C, rất tốt cho việc dưỡng da và kháng viêm; ớt chuông (ớt ngọt) giàu vitamin C, ăn vào mùa hè có thể làm giảm khả năng bị say nắng, say nóng; ngoài hàm lượng chất xơ cao, giá đậu đen còn có nhiều protein và canxi.