Điều này nhằm tạo điều kiện cho các ông bố tham gia vào việc nuôi dạy con cái và cho phép các ông bố bà mẹ quản lý công việc và trách nhiệm gia đình tốt hơn, nguồn tin Chính phủ cho biết hôm 26/2.
Các nguồn tin cho biết, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi có kế hoạch đệ trình một dự luật liên quan tới phiên họp Quốc hội thông thường để thực hiện biện pháp này, đối với khoảng 50.000 công ty ở Nhật Bản.
Tỷ lệ nam giới Nhật Bản nghỉ sinh con ở mức 17,1% trong một cuộc khảo sát năm tài chính 2022, thấp hơn nhiều so với 80,2% ở phụ nữ và thấp hơn nhiều so với mục tiêu 50% của chính phủ vào năm 2025.
Các nguồn tin cho biết, đối với các công ty có từ 100 nhân viên trở xuống, họ sẽ được yêu cầu đặt ra mục tiêu nghỉ sinh con nhưng sẽ không bắt buộc. Việc tiết lộ thời gian nghỉ thai sản sẽ được đưa vào các kế hoạch hành động về hỗ trợ nuôi dạy con cái tại nơi làm việc mà chính phủ yêu cầu các công ty có hơn 100 nhân viên phải biên soạn.
Bộ có thể đưa ra khuyến nghị cho những công ty không tiết lộ mục tiêu thực hiện việc này.
Kể từ tháng 4/2023, các công ty Nhật Bản có hơn 1.000 nhân viên đã được yêu cầu công bố dữ liệu về tỷ lệ lao động nam đã nghỉ sinh con.
Trong một cuộc khảo sát do Bộ thực hiện vào năm 2022 với 1.000 nam công nhân toàn thời gian, khoảng 620 nam giới cho biết, họ chưa bao giờ nghỉ sinh con, trong đó 39,9% nêu lý do lo ngại về việc thu nhập giảm; khoảng 22,5% cho biết họ cảm thấy khó khăn do môi trường làm việc hoặc do công ty hoặc người giám sát của họ thiếu hiểu biết về việc nghỉ phép như vậy.
Tại Nhật Bản, cha mẹ nhận được 67% tiền lương hàng tháng thông qua bảo hiểm việc làm trong 6 tháng đầu tiên sau khi nghỉ phép chăm sóc con cái và 50% sau đó cho đến khi đứa trẻ tròn 1 tuổi.
Các nguồn tin cho biết, Bộ cũng có kế hoạch đệ trình một dự luật khác tới phiên họp Quốc hội hiện tại để mở rộng phạm vi yêu cầu tiết lộ dữ liệu nghỉ sinh con cho các công ty có hơn 300 nhân viên từ tháng 4/2025.