Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 18/1/2022: Robusta tại thị trường London tiếp tục suy yếu

(VOH) - Giá cà phê ngày 18/1 đi ngang trên diện rộng, giá thế giới đảo chiều. Robusta tại thị trường London tiếp tục suy yếu do vị thế mua ròng của đầu cơ đã cao quá mức.

Giá cà phê trong nước sáng nay không đổi, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 38.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 39.700 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ngưỡng 41.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,000

0

Lâm Hà (Robusta)

39,000

0

 Di Linh (Robusta)

38,900

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39.800

0

Buôn Hồ (Robusta)

39.700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39.700

0

Ia Grai (Robusta)

39.700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39.700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39.700

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,400

0

FOB (HCM)

2.273

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 18/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê trong nước từ đầu niên vụ đến nay khó qua mức 43 triệu đồng/tấn mà chỉ quanh quẩn 40-42 triệu đồng. Giá cước vận tải biển bằng container cao đang khống chế mạnh giá cà phê trong nước.

Các nhà nhập khẩu trả giá xuất khẩu tính trên mức chênh lệch giữa giá ở cảng giao hàng nước xuất khẩu với giá niêm yết sàn phái sinh sẽ co giãn tùy theo mức cước cao hay thấp. Nhưng một số nhà kinh doanh cho rằng, với mức trừ 450-500 USD/tấn, các nhà kinh doanh cà phê robusta Việt Nam có thể đủ tâm lý để mạnh dạn đưa hàng qua sàn chờ đấu giá.

Thị trường cà phê trong nước được nhận định có thể gia tăng trị giá xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian tới khi được giảm thuế suất từ 15% xuống 0%.

EU đang là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng trị giá xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2-1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua).

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 18/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 10 USD/tấn ở mức 2.218 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 2.183 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York nghỉ giao dịch, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 ở mức 239,7 cent/lb, giao tháng 5/2022 ở mức 239,45 cent/lb.

Tổng hợp tuần qua, thị trường London có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm tất cả 88 USD, tức giảm 3,80 %, xuống 2.228 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 72 USD, tức giảm 3,18 %, còn 2.194 USD/tấn.

Trái lại, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 1,20 cent, tức tăng 0,50 %, lên 239,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 1,25 cent, tức tăng 0,52 %, lên 239,55 cent/lb.

Với thị trường New York, vấn đề nhà đầu tư quan tâm là khi nào Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất cơ bản USD để chủ động điều chỉnh danh mục đầu tư, trong khi quan điểm của Fed đã rõ ràng. Cho nên nhiều nhà đầu tư đã thận trọng dịch chuyển dòng vốn tìm kiếm nơi an toàn và do đó, giá cà phê Arabica được hưởng lợi.

Trái lại, giá cà phê Robusta tại thị trường London tiếp tục suy yếu do vị thế mua ròng của đầu cơ đã cao quá mức, trong khi thị trường này còn có thêm sự tác động tiêu cực từ báo cáo Việt Nam xuất khẩu tháng 12 tăng tới 57,6% so với tháng trước.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, hiện lượng dư mua trên 2 sàn vẫn nhiều. Nhưng tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York giảm sâu nhất trong 1 năm qua đã giúp giá cà phê Arabica tăng trở lại.

Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn tại châu Âu với nhu cầu tăng cao. Cà phê arabica được coi là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất và được dự báo sẽ cải thiện trong giai đoạn 2020-2025 do thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng ưa chuộng cà phê đặc sản.

Trong đó, cà phê xay chiếm thị phần lớn do tiện lợi trong tiêu thụ và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Đức.

Đức cũng là một trong những nước nhập khẩu cà phê nhân lớn trên thế giới. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, Đức còn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ ba của châu Âu.

Do đó, Đức được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất cà phê.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê vào thị trường Đức trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,020 triệu tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận