Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 42.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,900 đồng/kg g, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 42,900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg kg, dao động ở ngưỡng 46,900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
42,500 |
+200 |
Lâm Hà (Robusta) |
42,500 |
+200 |
Di Linh (Robusta) |
42,400 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
43,0 00 |
+200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
42,900 |
+200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
42,900 |
+200 |
Ia Grai (Robusta) |
42,900 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
42,900 |
+200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
42,900 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
46,900 |
+200 |
FOB (HCM) |
2053 |
Trừ lùi: +55 |
Thị trường suy đoán Việt Nam hiện đang nắm trong tay khoảng 10% sản lượng vụ mùa, tức khoảng 180.000 tấn cà phê Robusta. Hiện không dễ gì để bán ra với mức giá kỳ hạn London hiện hành. Trong khi thực tế lượng hàng giao lên tàu, tính đến hết tháng 6 chỉ mới đạt 1.018.650 tấn, theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải quan Việt Nam.
Trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng tới 48,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đồng Euro của EU và đồng Real của Brazil suy yếu đã khiến “sắc đỏ” bao trùm nhiều thị trường hàng hóa trên thế giới.
Lũy kế 6 tháng năm 2022, cả nước đã xuất khẩu 1,02 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD; tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 6/2022 sang nhiều thị trường chủ lực tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: Đức, Bỉ, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Nga. Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm như: Italia, Nhật Bản, Anh, Philippines và Trung Quốc.
Trong 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc giảm. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang Bỉ và Anh tăng trưởng ba con số; sang Đức, Italy, Tây Ban Nha và Nga tăng trưởng hai con số.
Giá cà phê thế giới tăng
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 20/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 6 USD, lên 1.998 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 7 USD, lên 1.994 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tăng liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 1,30 cent, lên 216,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 1,00 cent, lên 222,20 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
USDX tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ hầu hết các thị trường hàng hóa hồi phục sau cơn hoảng loạn hôm thứ Năm tuần trước.
Giá cà phê kỳ hạn tiếp nối đà hồi phục khi USDX điều chỉnh giảm liên tiếp trên thị trường tài chính và nhà đầu tư bớt lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không “diều hâu” như đã suy đoán sau khi các báo cáo chỉ số kinh tế cho thấy lạm phát tại nhiều quốc gia đã cao hơn mức dự đoán trước đó.
Chứng khoán Mỹ hồi phục với tâm trạng tốt hơn khi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro sau báo cáo lạm phát khu vực Eurozone tăng tới 8,6% cao hơn mức dự báo 8,1% trước đó, làm gia răng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ “diều hâu” hơn tại phiên họp vào thứ Năm tuần này. Nhiều chuyên gia cho rằng “việc ECB tăng lãi suất tạo ra sự nhẹ nhõm trên thị trường, điều này coi đây là một động thái phối hợp hơn của các NHTW, nhằm cân bằng thị trường tiền tệ thế giới”.
Kỳ vọng vào việc các NHTW phối hợp để kiểm soát lạm phát và ngăn chặn suy thoái kinh tế đã thúc đẩy nhà đầu tư quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua, đã hỗ trợ cho giá cà phê kỳ hạn hồi phục trên cả hai sàn.
Góp thêm phần hỗ trợ là báo cáo tồn kho do ICE quản lý đã giảm xuống đứng ở mức thấp 22 năm.
giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 69 USD, lên 1.992 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 63 USD, lên 1.987 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 15,40 cent, lên 215,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 14,60 cent, lên 221,20 cent/lb, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
USDX tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ hầu hết các thị trường hàng hóa hồi phục sau cơn hoảng loạn hôm thứ Năm tuần trước.
Giá cà phê kỳ hạn trên hai sàn bật tăng mạnh mẽ, do lo ngại sản lượng cà phê vụ mùa năm nay sẽ sẽ không đạt như kỳ vọng, là nguyên nhân làm tiến độ thu hoạch vụ mùa thấp hơn mức trung bình nhiều năm. Somar Met. báo cáo thời tiết khô hạn trong tuần qua có tiềm năng làm giảm sản lượng vụ mùa sắp tới. Báo cáo tồn kho ICE tiếp tục đứng ở mức thấp hơn 22 năm và tồn kho GCA chỉ đủ cung ứng cho rang xay trong hơn 12 tuần, một con số ở mức trung bình.
Sự thận trọng từ các quan chức và mối lo thị trường toàn cầu suy thoái đã khiến thị trường đặt cược Cục Dự trữ Liên bang (Fed – Mỹ) có thể nâng lãi suất cơ bản USD thêm 1% tại kỳ họp cuối tháng này. Hầu hết các thị trường mới nổi đang nhận thức USDX quá mạnh đang gây khó khăn cho họ trong việc điều hành nền kinh tế quốc gia.