Chờ...

Giá cà phê hôm nay 4/5/2022: Đồng loạt tăng

(VOH) Giá cà phê ngày 4/5 tăng 200 đồng/kg ngay sau kỳ nghỉ lễ, các nhà nhập khẩu đang khá ngần ngại do tình hình không mấy ổn của thị trường cà phê trên thế giới.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở  41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

+200

Lâm Hà (Robusta)

41,200

+200

 Di Linh (Robusta)

41,100

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

+200

Ia Grai (Robusta)

41,700

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.700

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

+200

FOB (HCM)

2.170

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 4/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, ảnh hưởng tâm lý thị trường trực tiếp và lớn nhất trong tuần này chính là phiên họp của Fed. Nhiều đồn đoán cơ quan này quyết định tăng lãi suất điều hành đồng đô la Mỹ (USD). Vị chuyên gia phân tích, giới kinh doanh tài chính đã cấy yếu tố này vào giá từ mấy tháng nay, nên đã hạn chế rất nhiều sức bung của giá cà phê trên hai sàn phái sinh cà phê ngay từ đầu năm. Hiệu suất đầu tư trong 4 tháng đầu của 2 sàn này nói lên điều đó.

Về giao thương, biện pháp phong tỏa dịch Covid-19 của Thượng Hải (Trung Quốc) đến nay còn làm chừng 15% số tàu neo đậu ngoài khơi chưa thể cập bến dỡ hàng. Đây là điều đáng ngại cho chuỗi cung ứng hàng hóa trong đó có cà phê những ngày trước mắt. Trong khi đó lượng tàu biển nằm cảng của Los Angeles và Long Beach (Mỹ) vẫn cao. Tình hình các cảng ở châu Âu cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột Đông Âu.

Do vậy, ông Nguyễn Quang Bình đánh giá, người kinh doanh cà phê cần chuẩn bị trước tâm thế cho một giai đoạn khó khăn về thị trường, có lẽ không hề ngắn. Hiện giá cà phê xuất khẩu loại chất lượng trung bình được trả quanh mức 42,5 triệu đồng/tấn tương đương 1.850 USD, cách biệt âm dưới giá niêm yết cơ sở giao dịch sàn London tháng 7/2022 là gần 260 đô la/tấn. Tuy nhiên các nhà nhập khẩu đang khá ngần ngại do tình hình không mấy ổn của thị trường cà phê trên thế giới.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 4/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.115 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 5 USD/tấn ở mức 2.114 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York đã hoạt động trở lại, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,05 cent/lb, ở mức 217,95 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,95 cent/lb, ở mức 217,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 4/5/2022: Đồng loạt tăng sau kỳ nghỉ lễ 2
Giá cà phê hôm nay 4/5/2022: Đồng loạt tăng sau kỳ nghỉ lễ 3

Ngay khi trở lại sau kỳ nghỉ dài, giá cà phê Robusta tăng tốt nhờ lực đẩy từ sàn Arabica. Với sàn New York, yếu tố tiền tệ tiếp tục là nguyên nhân chi phối sự tăng giảm của cà phê Arabica.

Hiện Fed đang tổ chức cuộc họp quan trọng tháng 5, trong đó có khả năng tiếp tục tăng lãi suất. Đây là vấn đề thị trường hàng hóa nói chung, sàn cà phê nói riêng chờ đợi gần 1 tháng qua. USD tăng giá đồng nghĩa với giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ. Điều này ngăn cản sức mua, khiến việc tiêu dùng của người dân tập trung vào những mặt hàng thiết yếu hơn là cà phê Arabica.

Các thị trường cà phê thế giới đã không thể bỏ qua áp lực bán hàng vụ mới năm nay từ Brazil và Indonesia, hai nhà sản xuất robusta lớn sẽ bắt đầu xuất hiện trong tháng Năm, khi giá cà phê có những phiên giảm sâu gần đây. Tuy nhiên, tính bấp bênh của thị trường vẫn đang thể hiện khá rõ nét với những phiên tăng giảm không theo xu hướng, mà thường thay đổi khá nhanh dưới tác động của bất kỳ một yếu tố nào.

Trong một diễn biến khác, trong giai đoạn 2021 - 2022, nhập khẩu cà phê sang Trung Quốc, bao gồm cà phê xanh, rang xay và hòa tan đóng gói, ước tính sẽ đạt 4 triệu bao.

Điều này sẽ đặt Trung Quốc vào vị trí giữa Nga và Vương quốc Anh về tổng nhập khẩu cà phê hàng năm, mặc dù Trung Quốc đại diện cho thị trường nhập khẩu cà phê phát triển nhanh nhất theo tỷ lệ phần trăm trong số tất cả các nước mua cà phê lớn trên thế giới.

Báo cáo gần đây cho thấy, phần lớn sự tăng trưởng của thị trường nhập khẩu của Trung Quốc là do lĩnh vực bán lẻ, với tổng số cửa hàng bán lẻ cà phê dự kiến ​​sẽ tăng từ khoảng 108.000 cửa hàng vào năm 2020 lên khoảng 120.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.

So với các quốc gia tiêu thụ cà phê khác như Mỹ và Nhật Bản, tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc được xem là một hiện tượng tương đối mới, khi những người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng nếm thử các hương vị và sản phẩm cà phê mới.

Tuy nhiên, với sự bùng nổ tiêu thụ này, sản lượng cà phê ở Trung Quốc được cho là đang tăng trưởng chậm lại, với mức giảm sản lượng ước tính khoảng 1,75 triệu bao loại 60kg trong giai đoạn 2020 - 2021.

Các nguồn tin chỉ ra rằng, nhiều nông dân trồng cà phê ở tỉnh Vân Nam đang nhận thấy sản xuất cà phê ít có lợi nhuận hơn và có xu hướng chuyển sang canh tác các cây trồng khác.

Báo cáo cho biết, các sáng kiến ​của chính phủ hoặc các bên khác nhau nhằm thúc đẩy ngành cà phê nhân thương mại ở Trung Quốc hoạt động tích cực nhất trong giai đoạn 2014 - 2019.

Trong khi đó, trong những năm gần đây, các chương trình hỗ trợ mở rộng sản xuất cà phê đã không được công bố rộng rãi như trước, Daily Coffee News đưa tin.