Chờ...

Giá cà phê hôm nay 4/6/2022: Giá arabica giảm sâu

(VOH) Giá cà phê ngày 4/6 tiếp tục đi ngang sau phiên lao dốc. Giá cà phê Arabica tại New York sụt giảm trở lại do nhà đầu tư tiếp tục chốt lời ngắn hạn và thanh lý sau đợt mua ròng liên tiếp khá mạnh

Giá cà phê trong nước ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 43,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 43,000đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 43,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức  43,000đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  47,000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,500

0

Lâm Hà (Robusta)

42,500

0

 Di Linh (Robusta)

42,400

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

43,100

0

Buôn Hồ (Robusta)

43,000

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

43,000

0

Ia Grai (Robusta)

43,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

43,000

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

43,000

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

47,000

0

FOB (HCM)

2.186

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 4/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo Báo cáo Thương mại tháng Năm của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu từ các quốc gia châu Á trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 khi Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia cùng xuất khẩu tăng 9,00% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên đạt tổng cộng 28,06 triệu bao. Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia châu Phi trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đã giảm nhẹ 2,26% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn tổng cộng 7,35 triệu bao.

Tổng cục Thống kê Việt Nam dự báo xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2022 đạt khoảng 2,5 triệu bao, tăng 15,20% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 sẽ đạt tổng cộng 17.460.410 bao, tăng 6,57% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm dương lịch 2022 đạt tổng cộng xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh rõ giá cả gia tăng tại thị trường cà phê kỳ hạn so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 4/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,42%), giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 29 USD (1,37%) giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm sâu, 5,85 Cent (2,46%), giao dịch tại 232,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 5,7 Cent/lb (2,39%), giao dịch tại 232,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê hôm nay 4/6/2022: Giá arabica giảm sâu, trong nước đứng yên 2

Giá cà phê hôm nay 4/6/2022: Giá arabica giảm sâu, trong nước đứng yên 3

Giá cà phê Arabica tại New York sụt giảm trở lại do nhà đầu tư tiếp tục chốt lời ngắn hạn và thanh lý sau đợt mua ròng liên tiếp khá mạnh tay trước đó, vì lo ngại thời tiết giá lạnh tại các vùng trồng cà phê Arabica chính ở phía đông nam Brasil.

Không chỉ riêng giá cà phê sụt giảm mà thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung thiếu sức đầu cơ khi USDX tiếp nối đà tăng khiến các tiền tệ mới nổi tiếp tục mất giá đã thúc đẩy người Brasil mạnh tay bán cà phê vụ mới hiện đang thu hoạch. (1USD = 4,7780 R$)

Theo nhà tư vấn – phân tích Safras & Mercados, tính đến thời điểm hiện tại, Brasil đã thu hoạch khoảng 18% sản lượng vụ mùa mới năm nay, khá chậm so với trung bình thu hoạch 5 năm ở mức 23%, ước khoảng 6 triệu bao cà phê Conilon Robusta và 5 triệu bao Arabica đã được thu hoạch.

Tại Ấn Độ, vụ cà phê hiện tại đang đặt ra ​​bối cảnh mất cân đối cho mùa vụ 2022 - 2023 (bắt đầu từ tháng 10 tới) ở Kodagu - huyện sản xuất lớn nhất cả nước, do mưa rào thất thường và nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.

Điều này khiến một bộ phận người trồng trong khu vực lo ngại. Tuy nhiên, diễn biến không thuận lợi được cho là khó có tác động đáng kể đến tổng thể niên vụ cà phê 2022 - 2023 do các vùng sản xuất khác như Chikkamagalur và Hassan có lượng mưa tốt.

Ông Bose Mandanna, một người trồng cà phê ở Suntikoppa (Kodagu), cho biết: “Mặc dù lượng mưa tốt ở một số nơi, song nhiệt độ đặc biệt cao và sức nóng đã làm tổn thương những bông hoa mềm, do đó dẫn đến tình trạng cây trồng kém”.

Theo ước tính sau gió mùa, sản lượng cà phê ở Kodagu trong niên vụ 2021 - 2022 đạt 1.264 vạn tấn, trong đó bao gồm 1,07 vạn tấn robusta và 19.200 tấn arabica.

Nhìn chung, sản lượng cà phê của Ấn Độ trong niên vụ 2021 - 2022 ước tính đạt 3,48 vạn tấn, cao hơn khoảng 4% so với mức 3,34 vạn tấn được ghi nhận vào niên vụ trước, theo The Hindu Business Line.