Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 1/11/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 4/2023, tăng mạnh lên mức 213,8 JPY/kg, tăng mạnh 4,8 yên, tương đương 2,30%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 370, ghi nhận mức 11,170 CNY/tấn, tương đương 3,43%.
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng trở lại sau khi giảm 4 phiên liên tiếp do sản lượng của các nhà máy trong nước mờ nhạt và thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc, trong bối cảnh đợt hạn chế mới chống COVID-19 làm ảnh hưởng đến tâm lý về nhu cầu.
Sản lượng nhà máy của Nhật Bản trong tháng 9 giảm lần đầu tiên trong 4 tháng do các nhà sản xuất phải vật lộn với chi phí nguyên liệu thô tăng và suy thoái kinh tế toàn cầu và có khả năng sẽ giảm tiếp vào tháng 10 trước khi tăng trở lại vào tháng 11.
Hoạt động nhà máy của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 10, do nhu cầu toàn cầu giảm và các quy định nghiêm ngặt về COVID-19 trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, du lịch và vận chuyển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hợp đồng cao su giao tháng 11 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore kết thúc tháng ở mức 117,3 US cent/kg.
Sản lượng cao su một số nước Châu Á đồng loạt giảm
Tháng 8/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 26,41 nghìn tấn, giảm 3,8% so với tháng 7/2022 và giảm 15,2% so với tháng 8/2021.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 40,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này; tiếp đến là Iran chiếm 5,4%; Đức chiếm 4%; Mỹ chiếm 4% và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4%.
Trong tháng 8/2022, Malaysia nhập khẩu 100,93 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 46,5% so với tháng 7/2022 và tăng 26,6% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Malaysia nhập khẩu 833,68 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 8/2022 đạt 209,49 nghìn tấn, giảm 8,1% so với tháng 7/2022 và giảm 27,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Dữ liệu của Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE) cho thấy, tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm đã chậm lại đáng kể trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022 xuống chỉ còn 2,6%.
Xuất khẩu của Campuchia trong tháng 9 đã giảm 13,66% so với tháng 8 và giảm 21,69% so với tháng 7. Xuất khẩu nói chung của Campuchia gần đây đã mất đà do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Giá cao su Campuchia giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu thấp, lo ngại lạm phát, việc Mỹ tăng lãi suất để thắt chặt lưu thông USD và bối cảnh phục hồi kinh tế.