Chờ...

Giá cao su hôm nay 30/10/2021: Tiếp đà tăng tại châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 30/10 tiếp tục tăng trên sàn châu Á. Dự báo về sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 202.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/10/2021, lúc 8h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng trở lại lên mức 229,0 JPY/kg, tăng nhẹ 0,6 yên, tương đương 0,26%. 

Giá cao su hôm nay 30/10/2021: Tiếp đà tăng tại châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 65 CNY, lên mức 13.690 CNY/tấn, tương đương 0,48%. 

Giá cao su tại Nhật Bản tăng nhẹ do đồng yên mạnh so với USD. Đồng JPY mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này kém hấp dẫn hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.

Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Liberia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Mỹ trong 8 tháng năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ, với 27,52 nghìn tấn, trị giá 49,29 triệu USD, tăng 72,1% về lượng và tăng 109,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su hôm nay 30/10/2021: Tiếp đà tăng tại châu Á 2
Ảnh minh họa - Internet 

ANRPC hạ dự báo sản lượng và tiêu thụ cao su toàn cầu

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) đã hạ dự báo về sản lượng và tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong năm 2021, bất chấp các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới.

ANRPC đã cắt giảm dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu trong năm 2021 xuống còn 13,8 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2020. 

Tuy nhiêu, số liệu trên vẫn thấp hơn 0,5% so với mức 13,9 triệu tấn được báo cáo trong tháng 8, Topof đưa tin.

Việc điều chỉnh này chủ yếu là do ước tính sản lượng tại Thái Lan và Việt Nam giảm so với năm 2020. 

Theo ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới trong tháng 9 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,3 triệu tấn. Trong đó, Indonesia tăng 4,7%, Việt Nam tăng 13,3% và Malaysia tăng 19%. 

Ngược lại, sản lượng tại Thái Lan, Myanmar và Philippines giảm lần lượt 5,6%, 4,5% và 3,7% bất chấp việc dỡ bỏ các hạn chế di chuyển do dịch COVID-19. 

Tính chung quý III, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 3,6 triệu tấn. ANRPC cho rằng sự sụt giảm sản lượng này là do hạn chế di chuyển ở một số quốc gia sản xuất trong tháng 7 và tháng 8. 

Đồng thời, Hiệp hội cũng cho biết sản lượng của hầu hết các nước sản xuất dự kiến sẽ cải thiện trong tháng 10. 

Về triển vọng nhu cầu, ANRPC đã điều chỉnh giảm dự báo triển vọng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu trong năm nay, mặc dù nhu cầu từ Trung Quốc tăng trưởng cao hơn dự kiến.