Thiếu máu ở trẻ sơ sinh và thiếu máu ở trẻ em thường do cơ thể bé không sản sinh đủ số lượng hồng cầu, bé bị tiêu chảy hoặc do mất quá nhiều hồng cầu. Ngoài ra, bé không có đủ huyết sắc tố trong hồng cầu cũng là nguyên nhân gây thiếu máu trẻ em.
1. Biểu hiện thiếu máu ở trẻ em
Dưới đây là 7 dấu hiệu phổ biến nhất, cảnh báo bệnh thiếu máu ở trẻ em:
1.1 Trẻ mệt mỏi và yếu ớt
Trẻ bị thiếu máu luôn bị mệt mỏi và yếu ớt (Nguồn: Internet)
Do số lượng tế bào hồng cầu cung cấp oxy thấp nên các bộ phận trên cơ thể trẻ thiếu máu không thể hoạt động bình thường. Kết quả là trẻ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi và yếu ớt.
1.2 Da xanh xao
Trẻ thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu ít nên da nhạt màu hơn bình thường. Da xanh xao là một trong những triệu chứng thiếu máu ở trẻ em phổ biến.
1.3 Khó thở
Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy để nuôi cơ thể, thiếu hụt nguồn cung cấp oxy cho tim. Chính vì thế, trẻ bị thiếu máu thường có dấu hiệu khó thở, thở dốc.
1.4 Nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh cũng là một triệu chứng của thiếu máu, bởi vì thiếu máu là thiếu hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy đến các cơ quan. Do đó, cơ thể bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.
1.5 Trẻ thèm những thứ phi thực phẩm
Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu dinh dưỡng (thiếu sắt gây thiếu máu) có thể khiến người bệnh thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất, sỏi, sơn tường,…
1.6 Thường xuyên ốm vặt
Việc thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, trẻ bị thiếu máu thường xuyên bị nhiễm trùng hay ốm vặt.
Ngoài ra, thiếu máu ở trẻ sơ sinh do vỡ hồng cầu có thể bị vàng da, mặc dù nhiều trẻ sơ sinh có thể bị vàng da nhẹ nhưng không phải do thiếu máu.
Nếu trẻ có những dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm cách điều trị càng sớm càng tốt, tránh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ.
2. Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị thiếu máu có rất ít oxy trong máu, tim của trẻ vì thế phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi làm việc quá sức sẽ dẫn đến những tổn thương nhất định.
Nếu không được điều trị sớm, tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ, khiến trẻ chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Vì thế, việc tìm hiểu trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì hay trẻ em thiếu máu nên ăn gì là điều mà cha mẹ nào cũng nên làm.
3. Trẻ thiếu máu uống thuốc gì?
Việc điều trị thiếu máu ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thiếu máu là gì, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc dạng nhỏ giọt hoặc siro (cho trẻ sơ sinh), thuốc dạng vỉ (cho trẻ lớn) để tái tạo lượng sắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng cha mẹ bổ sung các loại thức ăn giàu chất sắt vào chế độ ăn của trẻ.
Ngoài ra, axit folic và vitamin B12 cũng được kê toa nếu trẻ bị thiếu sắt do thiếu các chất này, mặc dù hiện tượng này tương đối hiếm gặp ở trẻ em.
Bệnh thiếu máu do bị nhiễm trùng sẽ tự động cải thiện khi bệnh nhiễm trùng được chữa trị hoặc khi trẻ khỏi bệnh. Nếu trẻ đang dùng thuốc để chữa bệnh khác và gây ra bệnh thiếu máu này thì bác sĩ sẽ cho dừng thuốc đó lại hoặc thay bằng thuốc khác để không gây ra tác dụng phụ này nữa.
Nếu trẻ bị thiếu máu nặng có thể sẽ được chỉ định truyền máu để điều trị.
4. Trẻ thiếu máu nên ăn gì?
Ở trẻ em, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất là thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị thiếu máu, đặc biệt là chế độ ăn uống phải giàu sắt.
Dưới đây là một số thực phẩm mà trẻ nên ăn khi bị thiếu máu:
4.1 Thực phẩm giàu chất sắt
Thực phẩm giàu chất sắt rất cần cho trẻ bị thiếu máu (Nguồn: Internet)
Sữa mẹ là nguồn sắt phong phú, vì vậy trẻ sơ sinh được bé sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài ra, trẻ em bị thiếu máu nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt như ngũ cốc bổ sung sắt, lòng đỏ trứng, các loại đậu, mì sợi và thịt gia cầm,…
4.2 Hoa quả chứa nhiều vitamin C
Trẻ bị thiếu máu nên ăn nhiều hoa quả và rau giàu vitamin C như ổi, kiwi, bơ, cải bó xôi, xoài và các loại rau lá xanh. Vitamin C hỗ trợ hấp thụ sắt trong cơ thể.
Ngoài ra, quả lựu cũng rất giàu sắt và khoáng chất. Nó cũng chứa nhiều vitamin C tốt cho quá trình hấp thu sắt. Cho trẻ uống nước ép lựu có thể giúp điều trị thiếu máu.
4.3 Thực phẩm giàu vitamin B12 và axit folic
Trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối đều là những thực phẩm giàu vitamin B12 và axit folic rất tốt cho sự phát triển của trẻ, đồng thời giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.