Tiêu điểm: Nhân Humanity

Chùm ruột - loại quả quý giúp bồi bổ sức khỏe, trị bệnh

(VOH) - Chùm ruột là một loại cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Ngoài được dùng để ăn sống, nấu chín, làm cảnh thì tác dụng của chùm ruột còn chữa được các bệnh lý khác.

Chùm ruột là loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là những ai sống ở các tỉnh miền Nam bộ. Thông thường, nhiều người thường hái chùm ruột chấm muối ăn hoặc chế biến thành món ăn vặt, nhưng giá trị của cây chùm ruột còn ở chỗ nó là một cây thuốc mang đến công dụng tốt cho sức khỏe.

1. Cây chùm ruột là gì?

Chùm ruột có tên khoa học là phyllanthus distichus Muell, Arg. Đây là loại cây vừa được trồng làm cây kiểng vừa là loại cây lấy quả phổ biến ở miền Nam.

1.1 Đặc điểm

Cây chùm ruột thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, là loài cây duy nhất cho trái ăn được trong họ này. Nguồn gốc của cây chùm ruột nằm ở vùng Madagascar và phổ biến khắp Đông Nam Á.

Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, thân nhẵn màu xám nhạt, trên thân và cành có nhiều vết sẹo do lá cũ, chiều cao trung bình từ 2 – 9 mét.

Cành non chùm ruột màu xanh nhạt, lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh, mặt dưới nhạt hơn. Lá chùm ruột dài từ 4-5cm, cuống tù hoặc hơi tròn, đầu phiến lá nhọn. Hoa chùm ruột thường trổ vào tháng 3 - 5, kết quả vào tháng 6 - 8 hàng năm. Quả chùm ruột giòn, chua, mỗi quả chỉ có 1 hạt.

Một số tên gọi khác của quả chùm ruột là tầm duột, chùm giuột, tầm ruột...

1.2 Phân bố

chum-ruot-loai-qua-quy-giup-boi-bo-suc-khoe-tri-benh-voh-0
Quả chùm ruột hình tròn, màu xanh vị chua chua chát chát (Nguồn: Internet)

Mặc dù có nguồn gốc từ vùng Madagascar, nhưng hiện nay cây chùm ruột lại được tìm thấy nhiều ở Lào, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và đảo Mangat. Ở Việt Nam, chùm ruột thường trồng làm cảnh trong một vài gia đình tại miền Bắc, riêng miền Nam, loại cây này thường mọc hoang hoặc được trồng để ăn quả.

1.3 Thành phần hóa học

Trong quả chùm ruột có 89 – 90% là nước, còn là là các thành phần khác như: protit: 0.73 - 0.90%, lipiy: 0.61 - 0.76%, gluxit: 5.89 – 7.29%, axit axetic: 1.7%, độ tro: 0.52 – 0.84%.

Ngoài ra, quả chùm ruột còn chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Vỏ rễ chùm ruột chứa saponin, axit galic và chất kết tinh.

1.4 Bộ phận dùng làm thuốc

Theo y học cổ truyền, cả lá, thân và rễ của quả chùm ruột đều có công dụng chữa bệnh như giải độc, thanh nhiệt, chữa đau đầu, táo bón và một số bệnh về da.

Bộ phận thường được dùng làm thuốc là quả và lá. Phần lá, rễ và vỏ thân cây chùm ruột, bạn có thể thu hái quanh năm nhưng phần vỏ cây và rễ chứa nhiều độc tố nên không được sử dụng.

2. Ăn chùm ruột có tác dụng gì?

Như đã nói, chùm ruột là loại cây có thể giúp phòng và điều trị bệnh. Quả chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát, thường dùng để ăn sống hoặc làm mứt, ngâm rượu,... giúp giải nhiệt, chữa chứng nhức đầu, bệnh ngoài da và nhiều các loại bệnh khác như:

2.1 Xơ nang

Tính chất nước ép từ quả chùm ruột có thể giúp hỗ trợ điều trị xơ nang phổi. Điều này đã được nghiên cứu ghi nhận khi đăng trên tạp chí Molecular Pharmacology của Mỹ.

2.2 Đẹp da

Trong 100gr chùm ruột chứa đến 40mg vitamin C cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, những thành phần này cũng rất có thể cho làn da. Nếu ăn chùm ruột thường xuyên sẽ giúp làn da của bạn trông mịn màng và tươi sáng hơn.

chum-ruot-loai-qua-quy-giup-boi-bo-suc-khoe-tri-benh-voh-1
Ăn chùm ruột có thể giúp làn da đẹp hơn (Nguồn: Internet)

2.3 Trị tiêu chảy

Một số chất dinh dưỡng có trong quả chùm ruột có thể làm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E Coli gây bệnh tiêu chảy và vi khuẩn tụ cầu hiệu quả.

2.4 Hỗ trợ điều trị bệnh về gan

Thành phần chất chống oxy hóa trong quả chùm ruột có tác dụng tích cực với những người đang có vấn đề về gan, vì chúng có thể giúp hỗ trợ chức năng gan, điều trị xơ gan.

2.5 Chữa hen suyễn

Bên cạnh đó, tác dụng của chùm ruột còn có thể chữa hen suyễn rất tốt. Bạn lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, một nắm hạt đậu biếc, 8 quả long nhãn. Tất cả bạn đem rửa sạch và nghiền nhỏ. Sau đó, bạn thêm vào 2 tách nước và đun đến cạn còn 1/3, để hơi nguội, rồi lọc và uống với ít đường, mỗi ngày 2 lần.

2.6 Chữa một số bệnh ngoài da

Những bộ phận khác của cây chùm ruột cũng được tận dụng để chữa một số bệnh ngoài da như:

  • Lá chùm ruột: Vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn cao. Người dân thường dùng lá chùm ruột (khoảng 100gr) giã với hạt tiêu đắp lên những chỗ đau ở hông và háng, kết hợp với xoa bóp sẽ mang lại hiệu quả cao.
  • Vỏ thân cây chùm ruột: Thường được đem phơi khô, tán thành bột, chưng với dầu dừa để bôi ngoài da. Vị thuốc này có tác dụng dụng tốt trong việc chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, hoặc các vết thương ngoài da.
  • Rễ chùm ruột: Tính nóng, có độc tính nên thường rất ít người sử dụng bộ phận này để chữa bệnh. Người bị ngộ độc rễ chùm ruột thường có biểu hiện nhức đầu, ngây ngất, đau bụng mạnh.

3. Bà bầu ăn chùm ruột được không?

Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng nên chùm ruột cũng được xem là loại quả “thân thiện” với mẹ bầu. Khi những dưỡng chất như vitamin C, A, vitamin B1, B6, mangan, photpho, đồng.... được cung cấp vào cơ thể mẹ bầu sẽ giúp:

  • Cải thiện tiêu hóa
  • Thanh nhiệt giải độc cơ thể
  • Chống lão hóa cho da
  • Tăng sức đề kháng
  • Chống viêm và giúp cải thiện hệ thần kinh

Xem thêm: Trái chùm ruột có gì mà khiến hội mẹ bầu phát cuồng đến thế!

4. Lưu ý khi ăn sử dụng chùm ruột

Chùm ruột là loại quả được sử dụng trong ẩm thực khá nhiều, lá chùm ruột hay vỏ thân cây cũng được dùng trong y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Mặc dù tác dụng của chùm ruột tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng bạn vẫn phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Không tiếp xúc với vỏ và rễ chùm ruột trực tiếp bằng đường miệng, vì những bộ phận này chứa nhiều độc tố.
  • Không uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây chùm ruột vì bạn có thể bị trúng độc với những triệu chứng đau đầu, đau bụng, thậm chí tử vong.
  • Trái và lá chùm ruột có thể ăn kèm với cá kho, tép nước. Tuy nhiên, tuyệt đối không bẻ nhánh chùm ruột để nướng hoặc gắp thức ăn.
  • Những người bị bệnh thận hoặc bệnh gout không nên ăn chùm ruột vì chúng rất giàu acid oxalic.

Xem thêm: Sống ‘hòa bình’ với bệnh gout nhờ dùng thuốc đúng cách, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt!

5. Món ngon từ chùm ruột

Chùm ruột ăn sống thường có vị chua chát không ngon, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quả chùm ruột để làm mứt hay dùng chùm ruột để ngâm rượu uống thì sẽ thấy loại quả này không hề “dỡ” một chút nào.

chum-ruot-loai-qua-quy-giup-boi-bo-suc-khoe-tri-benh-voh-2
Chùm ruột có thể làm được nhiều món ăn ngon hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Một số món ăn ngon từ chùm ruột được nhiều người yêu thích là:

  • Mứt chùm ruột
  • Rượu chùm ruột
  • Chùm ruột lắc muối ớt
  • Chùm ruột ngâm mắm đường

Xem thêm: 4 món ngon từ chùm ruột khiến hội mê ăn phải phát cuồng

6. Thành phần dinh dưỡng trong trái chùm ruột

Theo dược tính hiện đại, trong 100g phần ăn được quả chùm ruột chứa rất nhiều dưỡng chất khác nhau như:

  • Nước: 80g
  • Protein: 0.79g
  • Chất béo: 0.1g
  • Bột đường: 16.5g
  • Chất xơ: 2g

Đặc biệt, quả chùm ruột rất giàu vitamin C, vitamin nhóm B và chất khoáng, đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Như vậy, quả chùm ruột là loại trái cây dân dã an toàn và dễ sử dụng. Các bộ phận khác như lá, vỏ, thân cũng có giá trị trong y học. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc để tránh những tác hại không mong muốn.

Bình luận