Hoa cúc trắng là loài hoa rất đẹp, không chỉ dùng để trưng, làm cảnh trong nhà mà còn được trân trọng như một dược liệu quý. Cùng tìm hiểu những tác dụng của hoa cúc trắng trong bài viết này qua sự chia sẻ của PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) bạn nhé!
1. Đôi nét về hoa cúc trắng
Theo chia sẻ của PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay, trong y học cổ truyền, hoa cúc trắng được dùng làm dược liệu chữa bệnh được gọi với một cái tên khác là “cúc hoa”. Cây hoa cúc trắng thuộc nhóm cây thân thảo, khá “mảnh khảnh”, thường nở rộ vào giao mùa thu đông, độ tháng 10 – 11 hàng năm.
2. Tác dụng của hoa cúc trắng với sức khỏe
Có thể nói hoa cúc trắng vừa hội tụ đủ hương sắc, vừa giàu dưỡng chất quý giá, hỗ trợ cải thiện hiệu quả khá nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, tận dụng những bông hoa cúc xinh đẹp này sẽ mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
2.1 Giảm chứng mất ngủ
Đặc tính cải thiện giấc ngủ là một trong những tác dụng của hoa cúc trắng với sức khỏe luôn được đánh giá rất cao. Lúc này thưởng thức một ly trà hoa cúc ấm nóng trước khi đi ngủ khoảng 45 phút – 1 tiếng được xem như giải pháp cực kì hữu hiệu, giúp tâm trí thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt cúc hoa vào bao gối, tinh dầu dịu nhẹ tỏa ra cũng phần nào xua đi căng thẳng để bạn ngủ giấc hơn.
Xem thêm: Trà hoa cúc có đến 10 tác dụng cho sức khỏe nhưng khi uống cần lưu ý điều gì?
2.2 Thanh nhiệt giải độc
Bác sĩ Bay cho biết, theo Đông y, cúc hoa thuộc nhóm dược liệu có tính mát nên thường được dùng điều chế các bài thuốc hỗ trợ giải độc, nhiệt miệng hay nổi mụn nhọt, sưng viêm. Theo đó, bạn có thể ngâm hoa cúc khô trong nước nóng ấm hoặc đun nấu với chút cam thảo, la hán, uống khoảng 100 – 150ml mỗi lần.
2.3 Tốt cho đôi mắt
Duy trì uống trà hoa cúc điều độ, với lượng hợp lý cũng là phương pháp giúp bạn chủ động bảo vệ đôi mắt và duy trì tốt thị lực. Đặc biệt, nếu kết hợp hãm trà cùng hạt kỷ tử thì công dụng sẽ tăng lên “gấp bội”, góp phần tăng tiết nước mắt, khắc chứng tình trạng mỏi và mờ mắt.
Xem thêm: Mờ mắt đột ngột – dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần đề phòng
2.4 Giảm đau bụng kinh
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng lượng glycine – một hoạt chất có khả năng giảm đau, giảm co thắt hữu hiệu thường tăng lên sau khi uống trà hoa cúc. Chính vì lý do đó, với chị em phụ nữ thì ly trà hoa cúc ngát hương, ấm nóng có thể là “cứu cánh” tuyệt vời để xoa dịu cơn co thắt và đau bụng kinh dữ dội.
2.5 Cải thiện chứng đau nửa đầu
Trà hoa cúc được xếp vào nhóm trà thảo mộc tương đối lành tính, hoàn toàn không chứa các chất kích thích như caffein nên rất tốt cho sức khỏe của hệ thần kinh. Hơn thế nữa, nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau nửa đầu kéo dài thì loại trà hoa này chính là “liều thuốc” hỗ trợ giảm đau vô cùng hiệu nghiệm.
Xem thêm: Có thuốc điều trị đau nửa đầu không?
2.6 Trị ho
Theo chia sẻ của bác sĩ Bay, với các trường hợp ho dai dẳng, ho có đờm thì người bệnh cũng nên tham khảo dùng bổ trợ trà hoa cúc. Vị trà hơi đắng nhẹ nhưng hậu ngọt nên nhâm nhi từng chút một có thể làm giảm cảm giác ngứa rát và những cơn ho húng hắng khó chịu.
2.7 Kiểm soát đường huyết
Một số nghiên cứu y khoa cho thấy, chiết xuất từ hoa cúc trắng có chứa apigenin – hoạt chất cực kì cần thiết để kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, cũng như kiểm soát quá trình chuyển hóa đường glucose vào máu. Vì thế, loại dược liệu quý này được đánh giá là khá “thân thiện” với các đối tượng đang điều trị bệnh tiểu đường.
Xem thêm: ‘Giải mã’ lý do khiến bệnh tiểu đường dễ xuất hiện thời nay
2.8 Phòng chống ung thư
Không chỉ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ổn định, apigenin còn được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh, trực tiếp tham gia bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Điều này chính là yếu tố then chốt giúp ức chế sự phát triển của khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
2.9 Tốt cho tiêu hóa
Nếu muốn giảm chứng đầy bụng khó tiêu hoặc ợ hơi, lời khuyên là bạn hãy pha một ly trà hoa cúc nhỏ, dùng sau khi kết thúc bữa ăn khoảng 30 – 45 phút, cực kì hữu hiệu đấy!
Xem thêm: Mách bạn cách khắc phục chứng đầy hơi, khó tiêu ngay tại nhà trước khi đi khám
3. Hướng dẫn bào chế hoa cúc trắng thành thảo dược
Sau khi thu hái những bông hoa cúc trắng, chúng ta có thể bào chế thành cúc hoa và tận dụng để cải thiện sức khỏe.
3.1 Cách bào chế hoa cúc trắng
Bào chế hoa cúc trắng thành cúc hoa khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự chọn mua hoa cúc rồi thực hiện ngay tại nhà theo các hướng dẫn sau:
- Bước 1: Thu hái hoa cúc trắng (chỉ lấy phần hoa).
- Bước 2: Hoa cúc rửa sạch và để thật ráo nước.
- Bước 3: Cho hoa cúc vào lò vi sóng trong khoảng 5 – 10 phút để hút hết nước có trong hoa, đồng thời loại bỏ côn trùng (nếu có). Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể đem hoa đi phơi nắng hoặc rang sấy khô.
3.2 Mẹo bảo quản cúc hoa
Công đoạn bào chế cúc hoa hoàn thành, chúng ta phải chú ý bảo quản thật kĩ lưỡng, đảm bảo hấp thu tối đa nguồn dưỡng chất. Cụ thể, cần thực hiện:
- Cất trữ cúc hoa vào lọ đựng, tốt nhất nên là lọ thủy tinh và đậy kín nắp, tránh để lọt khí khiến khiến hoa bị mềm, dễ hao hụt dưỡng chất.
- Đặt ở nơi thông thoáng, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
- Tốt nhất nên sử dụng hết trong thời gian từ 1 – 2 tuần, tránh tích trữ nhiều.
4. Dùng hoa cúc trắng cần lưu ý điều gì?
Tuy hoa cúc trắng là một dược liệu tự nhiên mang tới nhiều lợi ích sức khỏe quý giá song để có thể tận dụng tối ưu chúng, bạn phải nằm lòng các khuyến cáo sử dụng đúng cách và khoa học sau:
4.1 Tìm mua từ nguồn cung cấp uy tín
Bên cạnh việc tự bào chế hoa cúc trắng thành cúc hoa, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm mua cúc hoa đóng gói sẵn hoặc trà hoa cúc túi lọc. Nếu lựa chọn phương án mua sẵn này, bạn hãy cân nhắc và tìm kiếm đơn vị cung cấp uy tín, an toàn, nhằm hạn chế tỉ lệ bị ngộ độc hay nhiễm khuẩn sau khi sử dụng.
4.2 Không sử dụng khi có tiền sử dị ứng
Với các trường hợp không may mắc tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng phấn hoa thì cúc hoa hay các bài thuốc từ cúc hoa không phải là dược liệu thích hợp. Tốt nhất hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Xem thêm: Phấn hoa của những loại hoa và cây nào có thể gây dị ứng phấn hoa?
4.3 Hạn chế dùng khi đang bị tiêu chảy
Như bác sĩ Bay đã chia sẻ, cúc hoa có tính hàn nên những người bị tiêu chảy hoặc lạnh trong người thường không được khuyến khích dùng loại thảo dược này.
4.4 Không dùng thay thế thuốc đặc trị
Mặc dù tác dụng của hoa cúc trắng với sức khỏe luôn được đánh giá khá cao nhưng chúng ta chỉ nên xem dược liệu này như một phương án bổ trợ trong quá trình điều trị bệnh lý, tuyệt đối không lạm dụng và thay thế hoàn toàn cho các loại thuốc.
Xem nội dung nhanh hơn tại video này: