Chờ...

Bà bầu ăn sơ ri được không?

(VOH) – Trái cây là loại thực phẩm được các mẹ bầu yêu thích vì chúng dễ ăn và bổ dưỡng. Trong các loại trái cây, sơ ri là loại quả chiếm không ít thiện cảm của mẹ bầu, vậy bà bầu ăn sơ ri được không?

Chế độ ăn uống có trái cây trong suốt thai kỳ không những tốt cho chính bạn mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con. Trong số đó, sơ ri luôn là loại quả được mẹ bầu yêu thích và cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, một số người thắc mắc liệu rằng, sơ ri có thật sự tốt cho phụ nữ mang thai hay không?

1. Bà bầu ăn sơ ri có tốt không?

Sơ ri là loại trái cây lành mạnh và mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêu thụ được trong thời kỳ mang thai.

Sơ ri vốn được mệnh danh là “ông vua mới” – vua vitamin C. Sơ ri có hàm lượng vitamin C tự nhiên gấp nhiều lần so với quả cam, chanh. Bên cạnh đó, trong quả sơ ri cũng chứa nhiều các khoáng chất khác như sắt magie, kali, canxi, protein.... tốt cho sức khỏe.

ba-bau-an-so-ri-duoc-khong-voh-0
Sơ ri là loại quả giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C (Nguồn: Internet)

Do đó, bà bầu ăn sơ ri trong thai sẽ giúp thai nhi phát triển tốt và mẹ bầu cũng nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn sơ ri

Sơ ri là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, cho nên, chỉ cần mỗi ngày mẹ bầu ăn khoảng 50gr quả sơ ri sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe sau đây:

2.1 Giảm buồn nôn

Sơ ri có vị chua chua ngọt ngọt, có thể thể giúp mẹ giảm được các triệu chứng nghén thường gặp khi mang thai.

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch

Thành phần vitamin C trong quả sơ ri sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, để mẹ bầu có được một sức khỏe tốt, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus có hại cũng như hạn chế được các bệnh cảm thông thường.

2.3 Ngăn ngừa tiền sản giật

Sơ ri có hàm lượng magie cao nên bà bầu ăn sơ ri có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật – một tai biến nguy hiểm trong thai kỳ.

Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng

2.4 Giảm dị tật thai nhi

Vì quả sơ ri chứa nhiều dưỡng chất lành mạnh như vitamin, enzym, đặc biệt là axit folic nên bà bầu ăn sơ ri có thể giúp phòng ngừa được các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

2.5 Tốt cho hệ tiêu hóa

Bà bầu ăn sơ ri thường xuyên cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong quả sơ ri có chứa nguồn chất xơ dồi dào, có thể giúp điều trị chứng thiếu máu khi mang thai.

2.6 Tăng cường thị lực

ba-bau-an-so-ri-duoc-khong-voh-1
Bà bầu ăn sơ ri nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Sơ ri là một trong những loại trái cây rất giàu vitamin A, đây là một chất có lợi cho mắt, giúp mẹ có đôi mắt sáng, khỏe và cũng tốt cho đôi mắt của em bé sau này.

2.7 Tốt cho tim mạch

Trong sơ ri chứa các thành phần giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lưu thông máu, từ đó giảm nguy cơ cao huyết áp cho mẹ bầu.

Xem thêm: Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm thế nào, làm sao nhận biết và phòng ngừa?

3. Mẹ bầu ăn sơ ri nhiều có sao không ?

Cũng giống với nhiều loại trái cây khác, bà bầu cần phải ăn đa dạng nhiều loại trái cây để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và sẽ không bị ngán khi ăn. Trung bình mỗi ngày bà bầu chỉ nên khoảng 50g sơ rỉ và nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sơ ri trong ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Cảm giác chán ăn.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Có trường hợp bị dị ứng với sơ ri khi ăn sẽ bi đau bụng và tiêu chảy.
  • Trong quả sơ ri giàu hàm lượng vitamin C nên việc ăn quá nhiều sơ ri dẫn đến thừa vitamin C dễ tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Ngoài ra bà bầu chỉ nên ăn sơ ri sau mỗi bữa ăn, tránh ăn sơ ri khi đói vì làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày của mẹ bầu. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bị thoái hóa võng mạc và làm việc phải suy nghĩ bằng trí óc nhiều có thể ăn sơ ri nhiều hơn một xíu được nhưng ăn có mức độ hợp lý vừa phải để tốt cho cơ thể.

4. Cách chế biến sơ ri thành món ăn cho bà bầu

4.1 Chè trái cây sơ ri

Nguyên liệu:

  • Sơ ri: 500g
  • Chôm chôm: 200g
  • Mít: 200g
  • Dứa: 200g
  • Đường

Cách làm chè trái cây sơ ri:

Sơ ri rửa sạch, bỏ phần cuống và giữ nguyên quả. Mít, thơm thái thành hạt lựu, còn chôm chôm thì cắt bỏ vỏ, phần hạt để lấy thịt.

Bắc nồi nước cho đường vào nấu cùng với mít, thôm, chôm chôm, sơ ri tầm khoảng 15 phút rồi tắt bếp để nguội. Khi nguội để chè vào tủ lạnh và múc ra bát thưởng thức.

4.2 Cocktail sơ ri

Nguyên liệu:

  • Sơ ri: 200g
  • Mít chín: 100g
  • Siro dâu
  • Đường, đá bào.

Cách làm cocktail sơ ri:

Mít bỏ hột, cắt thành sợi. Sơ ri thì bỏ phần cuống, rửa sạch giữ nguyên trái.

Bắc nồi nước cho đường cát vào nấu đến khi sôi thì cho sơ ri, mít vào khuấy nhẹ để tránh làm nát sơ ri. Nấu khoảng tầm 5 - 10 phút thì cho thêm siro dâu vào nấu và nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc ra ly cho đá bào vào rồi thưởng thức.

5. Bà bầu ăn sơ ri xanh hay đỏ tốt hơn?

Một số nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ trái sơ ri xanh có khả năng bảo vệ DNA – phần tử mang thông tin di truyền quyết định đến các hoạt động sống trong cơ thể cao hơn sơ ri đỏ.

Ngoài ra, trong quả sơ ri xanh hàm lượng vitamin C cũng cao hơn quả sơ ri đỏ. Tuy nhiên, nhiều người thường có xu hướng chọn sơ ri đỏ vì đó là thời điểm thu hoạch sơ ri, ăn sơ ri đỏ cũng có vị ngọt ngon hơn quả sơ ri xanh.

Về điều kiện bảo quản, sơ ri xanh có thể bảo quản lâu hơn ở nhiệt độ thường hoặc ướp lạnh. Trong khi đó, với sơ ri đỏ bạn bắt buộc phải ăn ngay nếu không muốn chúng bị úng hoặc bị dập.

Như vậy, bà bầu có thể ăn trái sơ ri trong suốt thai kỳ của mình mà không phải lo lắng bất cứ vấn đề gì. Miễn rằng, bạn đảm bảo rằng, chỉ ăn sơ ri với lượng cho phép và đã rửa sạch kỹ càng trước khi ăn.