Đa phần các loại hạt đều chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó có hạt óc chó. Đây là một loại quả khô, có hình dáng bên ngoài gần giống như bộ não người thu nhỏ. Quả óc chó mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ và thể chất của trẻ.
1. Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó?
Tuy được xếp vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng quả óc chó vẫn nằm trong danh sách các loại hạt có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn chỉ nên cho bé ăn hạt óc chó khi trẻ được 1 tuổi trở lên, thậm chí là 2 tuổi.
Dị ứng là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu mẹ cho bé ăn hạt óc chó quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa được phát triển toàn diện, những phản ứng dị ứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn hạt óc chó khi cơ thể bé cứng cáp và có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong trường hợp trẻ có tiền sự dị ứng với đậu phộng hoặc các loại hạt khác, mẹ cũng nên thận trọng vì có thể trẻ cũng sẽ dị ứng với hạt óc chó.
2. Tác dụng của quả óc chó đối với trẻ em
Có thể nói những lợi ích sức khỏe của hạt óc chó không chỉ cần thiết đối với người lớn mà với cả trẻ em bởi loại hạt này cũng vô cùng bổ dưỡng. Dưới đây là những lý do vì sao mẹ nên thêm hạt óc chó trong chế độ ăn uống của con mình.
2.1 Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào
Một trong những lý do bạn nên cho trẻ ăn hạt óc chó, bởi vì quả óc chó là loại hạt giàu dinh dưỡng. Chúng giàu chất béo không bão hòa và các hợp chất hoạt tính sinh học khác, protein thực vật chất lượng cao, chất xơ và các chất như tocopherols, phytosterol, phenolic...
Ngoài ra, trong hạt óc chó còn chứa thiamine, vitamin B6, axit folic, photpho, đồng, magie, đồng thời không chứa gluten, natri và cholesterol. Cho nên, các nghiên cứu đã phát hiện hạt óc chó là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ.
2.2 Tăng cường hệ miễn dịch
Để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe cho trẻ nhỏ, cơ thể bé cần được cung cấp đầy đủ các chất, điển hình như omega-3, kẽm, selen, protein và vitamin nhóm B. Thật may khi các chất dinh dưỡng này đều có trong quả óc chó, điều đó cho thấy, trẻ ăn hạt óc chó sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
2.3 Tốt cho tim mạch
Hạt óc chó là một trong những nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho cơ thể. Đây là một loại axit béo có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu. Do đó, trẻ ăn hạt óc chó sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khi trưởng thành.
Xem thêm: Tìm hiểu những tác dụng của omega 3 đối với sức khỏe, làn da và cách bổ sung
2.4 Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Quả óc chó rất tốt cho trí não của trẻ vì chúng giúp cải thiện sức khỏe não bộ bằng cách tăng cường trí nhớ cũng như thúc đẩy các hoạt động của tế bào não.
Ngoài ra, trẻ em ăn hạt óc chó cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh trầm cảm, tăng mức năng lượng trong cơ thể, giúp bé tập trung tốt hơn.
2.5 Cung cấp protein thực vật
Trẻ em cần được cung cấp đủ hàm lượng protein cho cơ thể để giúp xây dựng cơ và xương luôn khỏe mạnh. Trong hạt óc giàu rất giàu thành phần protein, vì thế, đây là một thực phẩm không nên thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
2.6 Quản lý cân nặng
Cho trẻ em ăn quả óc chó cũng là một trong những cách giúp quản lý cân nặng hiệu quả, khi tình trạng béo phì ở trẻ em đang ngày càng gia tăng. Quả óc chó có thể giúp trẻ duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nếu bạn cho bé dùng với số lượng thích hợp.
2.7 Có đặc tính chống oxy hóa mạnh
Quat óc chó có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vì thế, cho trẻ tiêu thụ loại này có thể giúp cơ thể bé loại bỏ các chất độc hại và các gốc tự do.
2.8 Tốt cho tóc
Nhờ có chứa một lượng lớn chất biotin nên hạt óc chó có vai trò quan trọng trong việc giữ cho mái tóc của trẻ được bóng và mượt mà.
3. Hướng dẫn cách sử dụng hạt óc chó cho trẻ em
Với hạt óc chó, bạn có thể tập cho bé thử từng chút một trước khi thực sự thêm thực phẩm này vào chế độ ăn của bé. Cách làm này sẽ giúp bạn theo dõi được các phản ứng trên cơ thể trẻ (nếu có) để có thể kịp thời xử lý.
Đầu tiên, mẹ chỉ nên tập cho bé ăn hạt óc chó với số lượng dùng khoảng 1/8 hạt cho mỗi bữa ăn. Vừa cho bé ăn vừa quan sát các phát ứng trên cơ thể của con.
Sau vài này, nếu cơ thể bé không xảy ra bất kỳ phản ứng dị ứng nào mẹ có thể tăng lên thành ¼ hạt cho mỗi bữa ăn và sau đó là 1 hạt trong ngày.
Lưu ý, việc tăng dần sẽ lượng hạt óc chó trong bữa ăn của trẻ sẽ giúp mẹ quan sát dễ dàng, đồng thời cũng để phù hợp với yêu cầu hấp thu của cơ thể bé.
Xem thêm: Cách giúp mẹ nhận biết và điều trị nhanh bệnh dị ứng ở trẻ em
4. Một số món ngon từ quả óc chó dành cho trẻ
Quả óc chó ngoài cách ăn trực tiếp, bạn còn có thể chế biến thành những món ăn sau đây cho trẻ thưởng thức:
- Cháo hạt óc chó với yến mạch
- Cháo hạt óc chó kết hợp với gạo lứt, cá hồi
- Cháo hạt óc chó với bông cải xanh
Ngoài ra, còn có một số cách chế biến khác từ hạt óc chó thành các loại sữa hạt, bánh ngọt, salad... Tuy nhiên, những món ăn này bạn cần cân nhắc về độ tuổi của trẻ, những trẻ quá nhỏ có thể sẽ không phù hợp.
Xem thêm: 11 cách chế biến hạt óc chó thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng
Như vậy, hạt óc chó là loại bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên tìm hiểu các công thức chế biến món ngon từ hạt óc chó để bé yêu của bạn được thưởng thức, đồng thời cũng được khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn.