Tiêu điểm: Nhân Humanity

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít và cách khắc phục

( VOH ) - Quá trình phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng từ giấc ngủ. Do đó, với những trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ ít không phải là chuyện hiếm gặp và cũng khiến cho không ít mẹ phải mệt mỏi. Quan trọng hơn, tình trạng trẻ ngủ ít còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé, nếu kéo dài sẽ khiến bé chậm lớn, thấp còi, ăn uống kém...

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít có thể xuất phát từ nhiều lý do, dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé khó ngủ và ngủ không ngon giấc:

  • Bé bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ và sữa rất nhanh tiêu nên bé thường nhanh đói. Nếu bé không được cho bú đủ thì khả năng bé ngủ không sâu và thức giấc sẽ rất cao.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Đối với những trẻ bị thiếu canxi, kẽm, thường sẽ ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình, bức rức khó chịu trong lúc ngủ.
  • Trẻ bị ướt tã: Ngủ trong tình trạng tã bị ướt sẽ khiến trẻ không được thoải mái, từ đó dễ bị thức giấc.
  • Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh: Tiếng ồn hay ánh sáng mạnh cũng có thể làm bé khó ngủ, do đó, khi bé ngủ mẹ nên giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp.
  • Trẻ bị ốm (bệnh): Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,... khi trẻ bị ốm sẽ thường xuyên mệt mỏi, trẻ lười bú, bú kém và khó ngủ.

nguyen-nhan-khien-tre-so-sinh-ngu-it-va-cach-khac-phuc-voh

Tiếng ồn hay ánh sáng cũng có thể khiến bé khó ngủ, ngủ ít (Nguồn: Internet)

1.1. Khi trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Sau khi chào đời, em bé sơ sinh thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức khoảng vài giờ để bú. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 8 - 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường là giấc ngủ ngắn kéo dài từ 30 phút đến 4 tiếng. Sau đó bé sẽ thức dậy để bú. Sau khi bú xong bé sẽ ngủ lại.

Mỗi bé khác nhau sẽ có thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ càng cần ngủ nhiều hơn. Do đó, để xác định trẻ sơ ít hay ngủ nhiều mẹ chỉ cần nhìn vào tổng thời gian ngủ của trẻ, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày thì bé đang gặp phải tình trạng ngủ ít.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-0
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

2. Trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ phải làm sao?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, với những trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc mẹ cần có cách khắc phục kịp thời. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây khi thấy trẻ sơ sinh ngủ ít, hay giật mình:

2.1. Giúp bé phân biệt ngày và đêm

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu thường bị lẫn lộn ngày và đêm, do đó giấc ngủ khá lộn xộn. Mẹ có thể giúp bé phân biệt ngày và đêm bằng cách mở cửa vào ban ngày để ánh nắng tràn vào nhà và tắt đèn (để lại đèn ngủ) vào ban đêm. Đây cũng là cách giúp bé rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ.

2.2. Cho trẻ bú no trước khi ngủ

Khi bị đói, trẻ sơ sinh thường ngủ ít hay quấy khóc. Vì thế, mẹ cần chú ý quan sát thời điểm cho trẻ bú, để con bú đủ nhu cầu trước khi ngủ sẽ giúp bé có giấc ngủ dài và sâu hơn.

2.3. Đặt bé xuống giường khi bé vừa thiu thỉu ngủ

nguyen-nhan-khien-tre-so-sinh-ngu-it-va-cach-khac-phuc-1-voh

Không nên tạo cho bé thói quen ngủ trên tay mẹ (Nguồn: Internet)

Thông thường, trẻ sơ sinh thường thích ngủ trên tay mẹ, tuy nhiên mẹ không nên để bé ngủ trên tay vì điều này sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Thay vào đó, khi trẻ vừa thiu thỉu ngủ mẹ hãy đặt trẻ xuống giường, điều này sẽ giúp trẻ học được cách tự ngủ, không phải phụ thuộc vào mẹ.

2.4. Chú ý không gian ngủ

Không gian ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong giấc ngủ của trẻ, những trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình có thể là không gian ngủ quá quá, quá bí bách hoặc nóng -  lạnh quá mức.

Để giúp bé ngủ ngon không quấy khóc mẹ nên cho bé ngủ trong một không gian thoải mái, nhiệt độ thích hợp và yên tĩnh. Phòng ngủ cần đủ tối để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

2.5. Thay tã cho bé thường xuyên

Tã ướt không chỉ khiến bé khó ngủ, ngủ ít mà có có thể dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ em. Vì vậy, mẹ cần chú ý kiểm tra lại tã cho trẻ trước khi bé ngủ nhé!

2.6. Sử dụng âm nhạc

Âm nhạc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn còn giúp kích thích phát triển tư duy cho trẻ rất tốt. Sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) là một cách khá hiệu quả. Theo các nghiên cứu, tiếng ồn trắng gần giống với âm thanh khi bé ở trong bụng mẹ, tạo cho trẻ cảm giác quen thuộc và an toàn, dễ ru trẻ vào giấc ngủ.

2.7. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình, quấy khóc vào ban đêm... có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi. Mẹ cần bổ sung sữa cùng tắm nắng cho trẻ đều đặn để tăng cường canxi cho bé.

Nói chung, trẻ sơ sinh ngủ ít hay ngủ nhiều cũng đều không tốt. Vì thế, nếu mẹ đã áp dụng mọi cách nhưng trẻ vẫn ngủ ít thì mẹ nên cho trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái
Bình luận