Khi thời tiết thay đổi, tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa da và các triệu chứng dị ứng khác nhau luôn xảy ra với bạn? Nhất là thời buổi bây giờ thời tiết thất thường không ổn định, tình trạng dị ứng càng có thể nghiêm trọng hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan-Trung Quốc Gao Minmin sẽ hướng dẫn chúng ta ăn uống đúng cách, cung cấp cho cơ thể các "chất dinh dưỡng chống dị ứng" để chống hoặc giảm các cơn dị ứng nếu có.

10 chất dinh dưỡng chống dị ứng hàng đầu
1. Táo
Táo có chứa chất polyphenol, có thể chống oxy hóa, chống viêm và cải thiện tình trạng dị ứng theo mùa. Nên ăn một trái táo mỗi ngày và bạn có thể hấp thụ 200-500 mg polyphenol trong táo, rất hiệu quả làm giảm các cơn hắt hơi, chảy dịch mũi và sưng tấy.
2. Rau cải lá xanh
Các loại rau cải lá xanh rất giàu chất diệp lục, nên ăn mỗi ngày một chén rưỡi rau cải lá xanh hoặc các loại rong biển ăn được không những có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng mà còn bổ sung đủ nhu cầu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
3. Cà chua
Cà chua rất giàu carotenoid, chẳng hạn như lycopene, beta carotene,…mang lại nhiều lợi ích như tăng cường khả năng đề kháng chống nhiễm khuẩn, có thể giúp chống dị ứng và cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Vitamin C
Vitamin C có thể củng cố các tế bào niêm mạc của con người, tăng khả năng tự miễn dịch và giảm sự xâm nhập của các chất gây dị ứng. Nên ăn nhiều trái cây như ổi, kiwi và cam quýt.
5. Vitamin D
Vitamin D có thể cải thiện tình trạng dị ứng. Nên ra ngoài đi dạo dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, có thể ăn thêm cá, sữa, lòng đỏ trứng, nấm và các loại thực phẩm khác để bổ sung vitamin D.
6. Vitamin E
Vitamin E giúp kháng viêm và giảm tình trạng dị ứng, ngoài ra bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm từ hạt khô và thực phẩm có hạt để bổ sung vitamin E.

7. Lợi khuẩn
Mặc dù lợi khuẩn không thể chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng nhưng chúng có thể cải thiện các triệu chứng và thực sự nó là chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, nên bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua uống và sữa chua ăn.
8. Hợp chất lưu huỳnh hữu cơ MSM
Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ MSM có thể làm giảm các chứng dị ứng theo mùa, chẳng hạn như tỏi, hành tây, măng tây, cải xoăn…… có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ MSM.
9. Sắc tố thực vật quercetin
Quercetin là một polyphenol có nguồn gốc thực vật và nó cũng là một chất kháng histamine tự nhiên, có thể chống dị ứng hiệu quả. Bạn có thể hấp thụ quercetin từ quả mọng, đậu bắp, hẹ tây và hành tây.
10. Axit linoleic liên hợp
Bổ sung đầy đủ axit linoleic liên hợp không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng mà còn giảm uống thuốc chống dị ứng. Nó có thể được bổ sung từ dầu cây rum, dầu hướng dương, thịt cừu, thịt bò, các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm khác, nhưng điều quan trọng nhất là cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống chỉ nên được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.
Ăn nhiều thực phẩm tự nhiên hơn để chống dị ứng
Chuyên gia dinh dưỡng Gao Minmin nhấn mạnh rằng, thực phẩm tự nhiên là điểm quan trọng nhất của chế độ ăn uống chống dị ứng. Ngoài ra, bạn có thể ăn theo chế độ này trong vòng 1 đến 3 tháng để điều chỉnh cân nặng và vóc dáng.
Ăn ít các loại thực phẩm gây viêm nhiêm trong cơ thể bằng cách bổ sung nhiều chất dinh dưỡng chống dị ứng chẳng hạn như đồ ăn chế biến sẵn và đồ ăn không được tươi ngon, nhất là tránh ăn nhiều đồ ngọt và đồ ăn quá nhiều cafein làm cơ thể dễ mất nước, làm giảm khả năng giữ nước của tế bào, khiến da khô hơn, nhạy cảm và gây ngứa.
Chuyên gia dinh dưỡng Gao Minmin nhắc nhở rằng, điều quan trọng là phải ăn uống đầy đủ, ngủ ngon và thư giãn, vì mệt mỏi và căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dẫn đến tình trạng dị ứng có thể trầm trọng hơn. Ngoài ra, nên vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, đặc biệt là chăn, mền, quần áo thường xuyên tiếp xúc để giảm các tác nhân gây dị ứng.