Chờ...

Những thực phẩm làm ố răng mà bạn không ngờ tới

VOH - Thủ phạm làm ố răng có thể ẩn nấp ở đâu đó trong chế độ ăn uống của bạn, Whitney DiFoggio - một chuyên gia răng miệng nói với The Post.

Cô nói, trên thực tế, “bất cứ thứ gì có thể làm ố áo phông trắng” sẽ có thể sẽ làm mất màu màu răng trắng ngọc trai của bạn, chẳng hạn như nước sốt đỏ hoặc thậm chí là quả việt quất.

Mặc dù hạn chế những thực phẩm có màu sẫm là một trong những cách tốt nhất để tránh bị ố vàng, nhưng không phải ai cũng muốn từ bỏ cốc cà phê buổi sáng hoặc cốc uống nước ban đêm hàng ngày. Nếu bạn phải tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gây ố răng, DiFoggio khuyên bạn nên súc miệng bằng nước ngay sau đó.

ố răng
Thủ phạm làm ố răng có thể ẩn giấu trong chế độ ăn uống của bạn - Ảnh: stock.adobe.com

Chuyên gia DiFoggio khuyên, khi bạn uống cà phê, nên có một cốc nước bên cạnh. Mỗi khi bạn nhấp một ngụm cà phê - bạn nên nhấp thêm ngụm nước sạch sau đó.

Dù kem đánh răng có thể giúp ngăn ngừa vết ố, nhưng điều này sẽ không hiệu quả nếu không có sự vệ sinh trước đó.

Mảng bám, màng nhầy của vi khuẩn bao phủ răng sẽ được loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, thường là những gì khiến răng bị ố. Khi đó, đánh răng hay làm sạch răng tại nhà sẽ chỉ làm trắng mảng bám chứ không làm trắng răng thật.

Theo DiFoggio, cạo lưỡi cũng là một vấn đề lớn trong quá trình làm sạch răng miệng vì có tới 90% vi khuẩn gây hôi miệng được tìm thấy trên lưỡi.

“Vì vậy tôi luôn nói với mọi người rằng hãy giữ cho lưỡi của bạn luôn sạch sẽ. Giảm mức độ mảng bám trên lưỡi sẽ làm giảm mức độ mảng bám lan rộng khắp miệng của bạn” – cô nói.

Vết ố thường bắt đầu giữa các kẽ răng - nơi mảng bám không bị loại bỏ “vì phần lớn mọi người không dùng chỉ nha khoa”.

Chỉ cần 24 giờ không dùng chỉ nha khoa sẽ khiến màng sinh học dính đó cứng lại và trở thành cao răng, gây nguy cơ mắc bệnh nướu răng và mất răng.

Cô cảnh báo: “Tôi biết hơi quá khi nói rằng 'nếu bạn không dùng chỉ nha khoa, bạn có thể bị mất răng', nhưng về mặt kỹ thuật thì chính xác là như vậy. Nguyên nhân khiến một số người mất răng là bệnh nướu răng chứ không phải sâu răng. Sâu răng thường khiến bạn mất một hoặc hai răng cùng một lúc. Nhưng nếu bị bệnh nướu răng, bạn có thể mất tất cả vì vi khuẩn lây lan”.