Giá thép xây dựng tăng
Giá thép 19/10 giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 24 nhân dân tệ lên mốc 3.637 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30, giờ Việt Nam.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Ngành thép toàn cầu đang có triển vọng tích cực nhờ vào sự cải thiện về nhu cầu tiêu thụ và sự phục hồi của các điều kiện trên thị trường.
Sản lượng thép thô hàng tuần của Mỹ tiếp tục tăng lên nhờ sự cải thiện liên tục trong hiệu suất sử dụng công suất tại các nhà máy thép, theo Zacks Investment Research.
Theo báo cáo hàng tuần mới nhất của Viện Sắt thép Mỹ (AISI), sản xuất thép thô trong nước là 1.502.000 tấn ròng trong tuần kết thúc vào ngày 10/10, tăng 1,2% so với sản lượng 1.484.000 tấn ròng trong tuần kết thúc vào ngày 3/10.
Tuy nhiên, sản lượng thép nhìn chung vẫn thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Cụ thể, sản lượng trong tuần được báo cáo đã giảm 16,8% so với mức 1.805.000 tấn ròng cùng kì năm trước.
Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào ngành công nghiệp thép của Mỹ vốn đang lao đao do giá sắt thép trong nước biến động mạnh và cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung vào năm ngoái.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tiêu chuẩn đã giảm xuống dưới mức 500 USD/tấn vào tháng 4 do lo ngại về đại dịch lan rộng ở Mỹ và nhu cầu giảm mạnh trong bối cảnh các nhà máy sản xuất ô tô ngừng hoạt động.
Sau khi dần hồi phục trong quí II, giá thép một lần nữa chịu áp lực đáng kể trong tháng 7 và tháng 8 do nhu cầu tiêu thụ yếu.
Tuy nhiên, giá HRC bắt đầu phục hồi vào tháng 9 và đang có xu hướng tăng trong tháng này do các động thái tăng giá liên tục của các nhà máy thép Mỹ và sự phục hồi của các thị trường cuối cùng, đặc biệt là ngành ô tô.
Top 10 thị trường Việt Nam nhập khẩu sắt thép nhiều nhất 8 tháng 2020
Tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép cho Việt Nam nhiều nhất nhưng lượng sắt thép từ Trung Quốc nhập về nước ta trong 8 tháng qua giảm trên 30%.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan, sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 8 tháng đầu năm 2020 đạt triệu tấn, tương đương 5,43 tỉ USD với giá trung bình 580 USD/tấn. So cùng kì năm ngoái, giảm trên 3% về lượng, 16% kim ngạch và 13% giá.
Riêng tháng 8 đạt 1,19 triệu tấn trị giá 653,3 triệu USD, giá 547,3 USD/tấn; giảm 16% về lượng, giảm 13% về kim ngạch nhưng tăng 3,5% về giá so với tháng 7.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép cho Việt Nam, chiếm 28% tổng lượng và chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước; đạt 2,64 triệu tấn trị giá hơn 1,64 tỉ USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 621,3 USD/tấn. So cùng kì năm trước giảm 33% lượng, giảm 33% kim ngạch, giảm 1,8% giá.
Xét về giá, sắt thép từ những nước thuộc EU có giá thành khá cao, trong đó cao nhất là từ Pháp với 7.128 USD/tấn; kế đến là Áo 4.343 USD/tấn; sắt thép nhập từ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch hay Đức đều có giá trên 2.000 USD/tấn.