Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Ăn củ lùn luộc có tác dụng gì đối với sức khỏe ?

(VOH) – Củ lùn là loại củ phổ biến ở miền Tây Nam bộ, loại củ be bé có tên ngộ nghĩnh, thích hợp ăn vào mùa nóng vì khi ăn vào bạn sẽ có cảm giác như có ‘cơn gió mát’ đang lan tỏa trong cơ thể.

1. Cây củ lùn là gì?

Củ lùn hay còn gọi là củ năng tàu, tên khoa học là Calathea allouia, đây là một loài thực vật có hoa trong họ Marantaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và một số nước như Cuba, Hispaniola, Puerto Rico, Tiểu Antilles, Brazil.... Ở một số vùng nhiệt đới, củ lùn được trồng lấy củ với số lượng nhỏ.

Cây củ lùn thường mọc thành bụi cao đến 1m. Lá có bẹ và cuống đứng cao 40-50cm, phiến lá dài 20-30cm. Rễ củ lùn có hình trứng (hoặc tròn), cuống dài kết thành từng chùm. Vỏ mỏng màu vàng nhạt, tua tủa nhiều rễ phụ. Thịt củ lùn màu trắng trong, phần nhân có màu trắng đục.

cu-lun-loai-cu-ngot-gion-tuoi-mat-co-the-cho-ngay-nong-voh-1
Củ lùn là một loại đặc sản ở miền Tây (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, củ lùn thường thấy ở các tỉnh miền Tây, một năm chỉ thu hoạch 1 mùa duy nhất vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch và ăn dần cho đến hết một, hai tháng sau.

2. Ăn củ lùn luộc có tác dụng gì?

Củ lùn luộc có nhiều tinh bột, không có chất xơ, đặc biệt là nhiều nước, vì thế, ăn củ lùn có tác dụng chống mất nước. Củ lùn cũng được xem như một vị thuốc mát gan, mát phổi, trị kiết lỵ, lợi tiểu.

Củ lùn là thực phẩm nghèo calo nhưng lại giàu kali, đây là một thành phần quan trọng có thể giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, từ đó cải thiện được sức khỏe của tim mạch.

Xem thêm: Mách bạn ăn thêm 15 thực phẩm này để có một trái tim khỏe mạnh

Ngoài ra, củ lùn còn có tác dụng làm mát da. Chính vì thế, phụ nữ ăn củ lùn sẽ giúp da dẻ mịn màng, mụn nhọt, sần sùi giảm nhanh chóng.

Củ lùn có mùi thơm nhẹ giống củ năng, phảng phất mùi bắp (ngô) sữa vừa tụ hạt, vị ngọt, bùi không lẫn vào đâu được. Tuy vậy, củ lùn không giống như khoai lang, khoai tây hay củ năng, ăn củ lùn bạn sẽ không có cảm giác ngán bởi chúng có kết cấu thịt giòn, sần sật chứ không bở hay quá nhiều bột.

Củ lùn có thể được bào chế thành bột để pha nước uống giống như bột sắn dây, nhưng, giá trị dinh dưỡng không cao, nên phương thức chế biến phổ biến nhất đối với củ lùn chính là luộc.

Xem thêm: Lợi ích nhận được khi uống bột sắn dây, loại thức uống rẻ tiền, nhiều tác dụng

3. Củ lùn luộc bao lâu để thơm ngon “đúng điệu”?

Nhiều người cho biết, luộc củ lùn tuy dễ nhưng để có được hương vị hấp dẫn thì không hề đơn giản. Để món củ lùn luộc thơm ngon, giữ được nhiều dinh dưỡng, bạn có thể làm theo cách sau đây:

cu-lun-loai-cu-ngot-gion-tuoi-mat-co-the-cho-ngay-nong-voh-0
Củ lùn luộc là món ăn phổ biến nhất mà nhiều người biết đến (Nguồn: Internet)
  • Củ lùn cắt hết rễ phụ, rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho củ lùn vào nồi, để thêm một ít muối, đổ nước ngập củ lùn, bắt lên bếp nấu sôi trong khoảng 30 phút (có thể thêm ít lá dứa khi luộc để dậy mùi thơm). Mở nắp vung, nghe có mùi thơm thoang thoảng là chín.
  • Đổ củ lùn đã luộc ra thau nước lạnh, chờ nguội, vớt ra để ráo (đây là cách giúp bạn dễ lột vỏ củ lùn khi ăn).

Củ lùn rất ít khi được sử dụng để làm trong các món ăn mặn, tuy nhiên, vẫn có khá nhiều món ăn ngon từ củ lùn hấp dẫn dễ làm như:

  • Chem chép om củ lùn
  • Súp củ lùn
  • Chè đậu xanh củ lùn

Nhiều người cũng thắc mắc liệu củ lùn luộc bao nhiêu calo và khi ăn củ lùn luộc có giảm cân không ? Vì là một củ nghèo calo nên bạn sẽ yên tâm khi ăn sẽ không gây tình trạng tăng cân, nhưng cũng đừng nên lạm dụng quá nhiều để tránh gặp các dụng phụ không mong muốn.

Có thể nói, củ lùn là món ăn quen thuộc với rất nhiều người lớn lên ở miền Tây Nam bộ. Đây không chỉ là một loại thực phẩm giúp thanh mát cho những ngày hè nóng bức, mà nó còn là một loại củ dân giã gợi nhớ về “tuổi thơ” của nhiều người.