Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với vấn đề tăng cân liên tục. Về vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ về nguyên nhân tăng cân khi mang thai và những gợi ý về chế độ ăn uống liên quan để giúp mẹ bầu giảm bớt gánh nặng cho bản thân và bảo vệ sức khỏe của thai nhi.

Tại sao khi mang thai lại gây tăng cân?
Cao Mẫn Mẫn, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, việc tăng cân khi mang thai chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau, bao gồm cân nặng của thai nhi (khoảng 3,5 kg), nước ối (0,75 kg), nhau thai (0,75 kg), máu và dịch cơ thể của mẹ bầu tăng lên sau khi mang thai (3,5 kg) và trọng lượng dinh dưỡng dự trữ như mỡ ngực (3 kg). Trong đó, tổng trọng lượng của thai nhi, nhau thai và nước ối là khoảng 5kg.
Chuyên gia Cao Mẫn Mẫn cho biết, mặc dù mỗi người mẹ mang thai sẽ có những khác biệt về cân nặng này nhưng đây là những mức tăng cân cần thiết để bảo vệ thai nhi và chuẩn bị cho việc cho con bú trong tương lai. Mẹ bầu lưu ý tốc độ tăng cân trong giai đoạn 2 của thai kỳ (trước tuần 13 đến 24 tuần của thai kỳ) và giai đoạn 3 của thai kỳ (sau 25 tuần của thai kỳ).
Làm thế nào để kiểm soát cân nặng khỏe mạnh khi mang thai?
Chuyên gia Cao Mẫn Mẫn cho biết, những mẹ bầu thừa cân khi mang thai nên bỏ quan niệm “một người ăn hai người được bổ”, vì thừa cân và béo phì cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi.
Khi lựa chọn chế độ ăn uống, mẹ bầu nên chọn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng hơn trong các bữa ăn và tránh các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều đường, chế biến sẵn và các thực phẩm không lành mạnh khác để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi mà không làm tăng gánh nặng cho cơ thể của mẹ bầu.
Những điều kiêng kỵ trong chế độ ăn uống của mẹ bầu để tạo môi trường tăng trưởng an toàn cho thai nhi
Chuyên gia Cao Mẫn Mẫn chia sẻ với các mẹ bầu những điều cấm kỵ khi mang thai và cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mẹ bầu và thai nhi:
Hạn chế tiêu thụ caffeine hàng ngày
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc hấp thụ quá nhiều caffeine khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe của thai nhi, do đó mẹ bầu cần hạn chế hấp thụ caffeine hàng ngày trong thời gia mang thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày khi mang thai nên dưới 200 mg, vì vậy mẹ bầu nên nhớ chú ý đến hàm lượng caffeine trước khi uống cà phê để tránh uống quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Tránh uống rượu bia
Uống rượu bia khi mang thai sẽ có hại cho sức khỏe của thai nhi, thậm chí chỉ cần 1 đến 2 ly rượu bia cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhiều nước khuyến cáo tránh uống rượu khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý hơn điều này.
Giảm hoặc tránh ăn đồ sống
Thực phẩm tươi sống bao gồm: sashimi (thành phần chính là các loại hải sản tươi sống), carpaccio (thịt bò sống, cá sống ...thái thật mỏng), sushi (được làm từ cơm trộn giấm kết hợp với các loại thịt, cá, hải sản và rau củ quả tươi), rau sống…
Những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng, ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và khả năng sinh sản của bà mẹ mang thai, chúng còn có thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị các mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ tươi sống có thể chứa ký sinh trùng có hại, sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân người mẹ và em bé.
Tránh ăn nhiều dầu, muối, đường
Đối với đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đường có hàm lượng calo cao, giá trị dinh dưỡng thấp, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều những đồ ăn này sẽ làm tăng cân rất nhanh; còn đồ ăn nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu trong cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe cả hai mẹ bầu và thai nhi.
Chuyên gia dinh dưỡng Cao Mẫn Mẫn khuyến cáo, mẹ bầu nên giảm hoặc tránh ăn các loại đồ ăn chiên xào chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt, lẩu chua cay… Song song đó, các mẹ mang thai nên ăn các thực phẩm lành mạnh để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.