Chờ...

Những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

VOH - Ai cũng biết sữa đậu nành có tác dụng thông phổi, tiêu đờm, hạ huyết áp, hạ lipid máu nên nhiều người đã tìm mua máy làm sữa đậu nành về để tự làm sữa đậu nành cho cả gia đình uống.

Sữa đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, những người không dung nạp lactose cũng có thể dùng sữa đậu nành thay thế cho sữa vào bữa sáng. Tuy nhiên, một số người sau khi uống sữa đậu nành sẽ bắt đầu bị đau bụng và tiêu chảy.

sữa đậu nành
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc, để tránh gây khó tiêu protein, chướng bụng đầy hơi và tiêu chảy - Ảnh: TVBS

Những điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

Zhou Qunyan, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhân dân thành phố Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết, sữa đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng thông phổi, tiêu đờm, hạ huyết áp, hạ lipid máu… Tuy nhiên, để tránh có hại cho sức khỏe, khi uống sữa đậu nành mọi người nên chú ý những điểm chính sau đây,:

Tránh uống khi bụng đói: mọi người uống sữa đậu nành lúc bụng đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành sẽ chuyển hóa thành nhiệt trong cơ thể và được tiêu thụ hết, không phát huy được tác dụng bồi bổ của sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành và ăn một số thực phẩm giàu tinh bột như bánh bao hấp, bánh mì có thể giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Tránh đựng trong bình giữ nhiệt: trong sữa đậu nành có chất có thể tẩy sạch cặn bã trong bình giữ nhiệt, ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, sử dụng sữa đậu nành làm chất dinh dưỡng, vi khuẩn trong bình sẽ sinh sôi với số lượng cực lớn, sữa đậu nành sẽ nhanh chóng bị ôi thiu trong trong 3-4 giờ sau khi làm thành phẩm.

Tránh ăn cùng với trứng: ăn trứng khi uống sữa đậu nành vào buổi sáng, hoặc thêm trứng vào trong sữa đậu nành cũng là thói quen ăn uống của nhiều người. Sữa đậu nành có vị ngọt dịu, chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất… chỉ uống thôi đã có tác dụng bổ dưỡng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin (là một loại enzyme tiêu hóa quan trọng), chất này kết hợp với protein có trong lòng trắng trứng sẽ làm mất chất dinh dưỡng và làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein.

Tránh uống quá nhiều: uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc dễ gây khó tiêu protein, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Tránh dùng đường nâu: Sau khi các axit hữu cơ trong đường nâu kết hợp với protein trong sữa đậu nành sẽ tạo ra kết tủa biến tính và phá hủy các chất dinh dưỡng.

Tránh uống sữa đậu nành chưa nấu chín: sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc hại, có thể gây rối loạn chuyển hóa protein và gây ra các triệu chứng ngộ độc. Khi nấu sữa đậu nành phải nhớ mở nắp nồi. Điều này là do chỉ khi mở nắp nồi, các chất có hại trong sữa đậu nành mới có thể bay hơi thoát ra ngoài theo hơi nước.

Xem thêm: Uống 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày giảm 3% nguy cơ ung thư vú

Sữa đậu nành “uống càng sớm càng tốt” sau khi nấu thành phẩm

Chuyên gia dinh dưỡng Zhou Qunyan cho biết, nếu bị đau bụng dữ dội sau khi uống sữa đậu nành tự làm tại nhà, nguyên nhân có thể là do uống một ly sữa đậu nành “chứa nhiều vi khuẩn” mà dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia cho biết thêm, giống như sữa, sữa đậu nành cũng là loại đồ uống giàu protein, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản.

So với sữa đậu nành mới nấu, lượng “khuẩn lạc” trong sữa đậu nành sau khi để 6 tiếng sau có thể lên tới gấp 36 lần số lượng ban đầu. Vì vậy, sữa đậu nành không nên để lâu sau khi nấu, vì lý do an toàn thực phẩm nên nấu và uống càng sớm càng tốt.

Chuyên gia Chu Qunyan nói tiếp, nếu thật sự uống chưa hết và không muốn lãng phí, mọi người có thể đóng chai sữa đậu nành lại và bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng khi lấy ra uống trở lại, trước tiên mọi người phải ngửi xem sữa đậu nành đã bị hư ôi thiu hay chưa? Nếu như chưa hư, đem sữa đậu nành đun sôi lại ở nhiệt độ rồi mới uống.

Có làm như vậy, sữa đậu nành mới an toàn thực phẩm, uống không bị đau bụng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.