Bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) là một loại cây - dây thuộc chi Cucurbita, họ bầu bí. Nguồn gốc của bí đỏ hiện nay vẫn chưa được xác định, tuy nhiên nhiều người cho rằng bí đỏ có nguồn gốc ở Bắc Mỹ.
Quả bí đỏ thường có hình cầu hoặc hình trụ, khi chín có màu vàng cam. Bên ngoài có khía chia thành từng múi, ruột có nhiều hạt. Bí đỏ được trồng để dùng làm thực phẩm chế biến thức ăn. Ngoài quả bí, thì nụ, hoa, ngọn và lá non cũng có thể dùng để chế biến món ăn.
1. Tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe
Theo sách Cây rau làm Thuốc – TS.Võ Văn Chi có chia sẻ, bí đỏ là loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp làm dịu, giải nhiệt, giải khát, trị ho, nhuận tràng và lợi tiểu. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại cũng nhận thấy rằng hầu hết các bộ phận của trái bí đỏ như: quả, hạt, hoa hay lá đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe. Cụ thể:
1.1 Tốt cho đôi mắt
Bí đỏ được xếp vào nhóm thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A và tiền chất vitamin A – beta – caroten vô cùng dồi dào, tương đương với 100% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần. Các dưỡng chất này là thành tố quan trọng tham gia hình thành sắc tố thị giác ở võng mạc, giúp bạn duy trì thị lực và chủ động phòng tránh các bệnh lý liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.
1.2 Củng cố xương chắc khỏe
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng mangan được tìm thấy trong bí đỏ tương đối lớn, trung bình 100g bí đỏ cung cấp tới 16000mg khoáng chất này. Giống như canxi hay photpho, mangan cũng là nguyên tố không thể thiếu trong các tế bào xương, góp phần tăng mật độ khoáng xương và duy trì hệ vận động dẻo dai, chắc khỏe.
Xem thêm: Giảm đau nhức xương khớp bằng các món ăn đơn giản hàng ngày
1.3 Cải thiện tiêu hóa
Bí đỏ có đặc tính mềm bở, lại có hàm lượng lớn chất xơ nên được đánh giá là thực phẩm khá lành mạnh đối với hệ tiêu hóa. Theo đó, chất xơ khi vào cơ thể sẽ “nuôi sống” các lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng lên men thực phẩm và thúc đẩy hoạt động hấp thu, chuyển hóa hiệu quả.
1.4 Tăng cường hệ miễn dịch
Bên cạnh lượng lớn vitamin A, bí đỏ còn mang tới đa dạng các nhóm vitamin rất cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B hay vitamin K. Đây đều là những hoạt chất có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ bảo vệ các tế bào và ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cơ thể
1.5 Bảo vệ tim mạch
Thành phần khoáng chất magie cùng kali trong bí đỏ đã được chứng minh có lợi cho huyết áp và giúp ngăn ngừa bệnh ngừng tim đột ngột, đau tim, đột quỵ. Ngoài ra, magie cũng đảm nhiệm vai trò trong việc duy trì các chức năng sinh lý quan trọng khác, bao gồm việc tạo ra RNA và DNA.
1.6 Tác dụng của bí đỏ giúp ngủ ngon hơn
Trong bí đó có tryptophan, một loại axit amin giúp tạo ra một chất hóa học gọi là serotonin. Hợp chất sẽ giúp bạn giải tỏa lo âu, cảm thấy thư thái, dễ chịu, từ đây sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu giấc hơn.
Xem thêm: Bí quyết ‘đánh bay’ chứng mất ngủ từ những loại thực phẩm tự nhiên
1.7 Ngăn ngừa lão hóa
Với phụ nữ, bí đỏ có khả năng bảo vệ làn da, chống tác hại từ ánh nắng mặt trời nhờ lượng nước trong bí đỏ rất cao. Hơn nữa, vitamin C trong bí đỏ còn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, các đốm nâu…
Nhờ chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K… nên bí đỏ được chế biến thành các loại mặt nạ dưỡng da làm đẹp tuyệt vời.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên như bí đỏ thì cần phải đảm bảo thực phẩm sạch, không chứa hóa chất, thuốc trừ sâu… để tránh tình trạng bị dị ứng.
1.8 Tác dụng của hạt bí đỏ
Hạt bí đỏ có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta, đây chính là loại hạt xuất hiện “dày đặc” trong khay mứt kẹo ngày Tết. Tuy nhỏ nhắn nhưng thành phần dinh dưỡng của hạt bí đỏ không hề thua kém phần thịt của trái, “hội tụ” đa dạng chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp liên quan tới tim mạch, hệ thần kinh hay hệ vận động.
Xem thêm: Ăn hạt bí đỏ để phòng chống ung thư và rất nhiều bệnh lý khác, bạn đã biết chưa?
1.9 Tác dụng của lá và hoa bí đỏ
Thông thường lá, hoa bí đỏ thường kết hợp với các loại thực phẩm khác như: rau sam, gan heo, đường phèn… để tạo thành nhiều món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ tăng cường cho sức khỏe.
Tuy nhiên, hoa bí đỏ có tính hàn, những người ăn uống khó tiêu và lạnh chân tay thì không nên dùng.
2. Bà bầu ăn bí đỏ có tốt không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, ở giai đoạn mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể ăn bí đỏ để tăng cường hấp thu thêm các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể cũng như đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, khi em bé chào đời, bước vào thời kì ăn dặm, các mẹ cũng có thể chế biến những món ngon từ bí đỏ cho bé nữa đấy.
Xem thêm: Bà bầu ăn bí đỏ và những công dụng tốt đến bất ngờ
3. Ăn bí đỏ có béo không?
Ăn bí đỏ có béo không hay ăn bí đỏ giảm cân hiệu quả là thắc mắc khá phổ biến của nhiều người khi thêm loại rau quả đặc biệt này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thực tế, ăn bí đỏ giúp tăng cân hay giảm cân còn tùy thuộc vào hàm lượng tiêu thụ cùng phương thức chế biến mà bạn áp dụng.
Nếu muốn sử dụng bí đỏ trong chế độ ăn kiêng, giảm cân, hãy tham khảo hấp, luộc hoặc ép lấy nước. Còn trường hợp cần bồi bổ để tăng cân thì nên kết hợp nấu bí đỏ cùng các nhóm thực phẩm giàu chất béo, chất đạm.
Xem thêm: Nếu còn băn khoăn ‘ăn bí đỏ có béo không’ thì đây là lời giải đáp giúp bạn tỏ tường
4. Bí đỏ nấu gì ngon?
Có thể nói bí đỏ là nguyên liệu ẩm thực khá “linh hoạt”, bởi dùng được trong cả món ngọt và món mặn, thậm chí dùng sống trực tiếp để pha chế nước ép bí đỏ hay sinh tố bí đỏ. Các món ngon từ bí đỏ cũng có công đoạn chế biến khá dễ dàng, nên sẽ không “làm khó” bạn đâu:
- Canh bí đỏ nấu tôm
- Cháo bí đỏ
- Bí đỏ xào thịt bò
- Bánh bí đỏ
- Sữa bí đỏ
- Bánh Flan bí đỏ
- Bánh nếp bí đỏ
- Bánh bí đỏ bọc dừa
Xem thêm: Bí đỏ thơm bở, giàu dưỡng chất đem chế biến 12 món ăn này thì ‘ngon hết ý’
5. Một số lưu ý và tác hại của bí đỏ khi ăn quá nhiều cần biết
Bí đỏ vốn thuộc nhóm thực phẩm khá lành tính nhưng nếu chúng ta không cân đối hàm lượng và sử dụng điều độ, an toàn thì nguy cơ cao vẫn có thể mắc phải các tác dụng phụ. Theo đó, các tác hại của bí đỏ dù rất hiếm xảy ra, song bạn vẫn nên cẩn trọng phòng tránh, điển hình thường gặp nhất là chứng vàng da hay tình trạng đầy bụng khó tiêu.
Vì thế, tốt nhất hãy kết hợp phong phú thực phẩm, rau củ quả thay vì chỉ tập trung bổ sung bí đỏ vào khẩu phần ăn bạn nhé.
Xem thêm: Nhắc bạn những lưu ý ăn an toàn này để không ‘chạm mặt’ với 4 tác hại của bí đỏ
6. Thành phần dinh dưỡng của bí đỏ
Theo các nhà khoa học, thịt bí đỏ chứa nhiều sinh tố và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người.
- Năng lượng: 27 kcal
- Nước: 0.3 g
- Protein: 1.8 g
- Chất béo: 0.1 g
- Carbohydrate (đạm): 6.1 g
- Chất xơ: 0.7 g
- Magie: 10 mg
- Mangan: 16.000 mg
- Photpho: 16 mg
- Kẽm: 0.10 mg
- Kali: 349 mg
- Vitamin C: 19% giá trị hàng ngày
- Vitamin B2: 11% giá trị hàng ngày
- Vitamin A: 100% giá trị hàng ngày
- Vitamin E: 10% giá trị hàng ngày
- Vitamin K: 10% giá trị hàng ngày
Nhờ cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng cùng với khả năng “biến tấu” được thành nhiều món ngon hấp dẫn nên tác dụng của bí đỏ vẫn luôn được đánh giá cao. Song đừng quên thực hiện các lưu ý dùng an toàn để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bạn nhé!