Để đồng hành và giúp đỡ con vượt qua nỗi sợ thất bại, cha mẹ hãy tham khảo cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ thất bại dưới đây.
Thất bại là chìa khóa thành công
Thất bại là một bài học vô giá đồng thời là động lực, mục tiêu để con người đứng dậy, tìm kiếm giải pháp và tiếp tục chinh phục thành công. Cho trẻ biết là có thất bại sẽ có thành công. Đó dường như đã trở thành một quy luật không thể đổi khác.
Thất bại là chìa khóa để đi đến thành công. Tuy nhiên không nên cho trẻ lạm dụng, dùng chìa khóa này một cách bừa bãi, quá nhiều lần.
Thất bại chỉ thật sự là chìa khóa của thành công khi con bạn biết dùng nó đúng cách, đúng chỗ, đúng thời điểm và có sự thay đổi so với lúc trước để tiến bộ hơn.
Nếu ngược lại, không những không mở được khóa mà còn khiến cục diện vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Sai lầm nối tiếp sai lầm, thất bại nối tiếp thất bại không hồi kết.

Nhìn thất bại như những bài học kinh nghiệm
Khi trẻ đang học để nắm vững một kỹ năng, thất bại là một phần thiết yếu trong quá trình học. Việc học hành đòi hỏi sự khám phá và sáng tạo, và cả hai phẩm chất này đều cho họ cơ hội để tìm hiểu điều gì có hiệu quả và điều gì không.
Các trẻ không thể khám phá chiều sâu của kiến thức nếu không thử. Việc nhìn thất bại như một bài học kinh nghiệm sẽ giúp trẻ coi đó là một món quà chứ không phải một hình phạt hoặc dấu hiệu của sự yếu đuối.
Kể cho con nghe về những thất bại của chính bạn và cách bạn vượt qua
Chúng ta có thể hiểu rằng thành công đòi hỏi phải nỗ lực và vượt qua những trở ngại, nhưng điều này không phải là thực tế đối với trẻ em.
Nếu bạn dành thời gian để giải thích kinh nghiệm của mình, điều đó sẽ giúp họ kết nối sự chăm chỉ, học cách vượt qua nỗi sợ thất bại để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc đời.
Đừng khen ngợi quá nhiều
Hãy giải thích ngay từ đầu rằng mỗi người đều có những tài năng khác nhau và không phải ai cũng có thể giành được giải thưởng. Cha mẹ hiện đại có xu hướng khen ngợi Điều đó có thể dẫn đến vấn đề khi trẻ nhận ra mình không giỏi hoặc tuyệt vời như họ nghĩ.
Khen ngợi và mong đợi là điều tích cực nhưng bạn phải thực tế và khen ngợi những gì có thật, đừng khen quá nhiều.