Nhãn có tác dụng cải thiện tình trạng tim đập nhanh và chống mất ngủ

VOh - Trên mạng xã hội có nhiều người cho rằng nhãn tươi có tác dụng thanh nhiệt, còn nhãn khô (nhãn nhục) có thể sinh nội nhiệt vì vậy không nên ăn quá nhiều.

Sách về đông y có ghi nhận, nhãn có tác dụng hạ huyết áp, loại bỏ phù nề, duy trì sức khỏe tim mạch khỏe mạnh. Ăn nhãn có thể giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên…

long-nhan
Những người dễ cáu gắt, dễ nóng giận, khô miệng, đau họng và hôi miệng không nên ăn nhãn quá nhiều - Ảnh: TVBS

Nhãn có thể cải thiện tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ và hay quên

Luân Trung Ân, một thầy thuốc đông y giàu kinh nghiệm người Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, nhãn có rất nhiều lợi ích, nó rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin, glucose, protein và các loại axit amin khác nhau, cũng như chứa nhiều khoáng chất sắt và kali.

Trong đó, hàm lượng kali trong nhãn cao có tác dụng hạ huyết áp, loại bỏ phù nề, duy trì sức khỏe tim mạch khỏe mạnh. Ăn nhãn có thể giúp cải thiện tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên… do thiếu máu và cũng có thể thúc đẩy quá trình tái tạo huyết sắc tố.

Trong các sách về đông y có ghi lại rằng, nhãn có thể điều trị tà khí của ngũ tạng, làm dịu tâm trí và cải thiện chán ăn. Ăn nhãn lâu dài có thể chữa lành tâm hồn, khiến mọi người minh nẫn, thông thái và sống lâu hơn.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nhãn thanh nhiệt hoặc sinh nội nhiệt (nóng trong người) lại không được ghi nhận. Thầy thuốc đông y Luân Trung Ân giải thích, nhãn tươi vừa được hái nên có nhiều nước hơn, trong khi nhãn khô có ít nước hơn nên hàm lượng đường cô đặc hơn, nhưng sự khác biệt về công dụng của chúng không quá lớn.

Nói về nhãn tươi và nhãn khô, theo mọi người thì loại nào sinh nhiệt trong cơ thể nhiều hơn? Trên thực tế, không có sự khác biệt giữa hai loại này và nhãn tươi cũng không có tác dụng thanh nhiệt như nhiều người đã từng nghĩ.

Sở dĩ hàm lượng chất xơ và kali trong nhãn khô cao hơn nhãn tươi là do sau khi nhãn được sấy khô, nước được rút hết ra và các chất dinh dưỡng đậm đặc hơn. Nhãn khô vẫn có thể được thêm vào món tráng miệng, chè ngọt hoặc bánh ngọt với lượng thích hợp để tăng thêm hương vị.

Thầy thuốc đông y Luân Trung Ân cho biết, nhãn tuy có nhiều công dụng nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây tác dụng phụ, không tốt cho cơ thể!

Ngoài việc vừa hái và ăn ngay, nhãn còn có thể được phơi sấy khô thành nhãn khô hay còn gọi là nhãn nhục, có thể dùng để pha trà hoặc dùng làm thuốc.

Thầy thuốc Luân Trung Ân cho biết thêm, so với các loại trái cây như vải thiều hoặc sầu riêng, nhãn có tính chất ôn hòa, vị ngọt cho nên phụ nữ sau kỳ kinh nguyệt hay sau sinh đều có thể dùng được. Về lý thuyết nhãn có thể:

1. Hỗ trợ tuần hoàn tim mạch, lá lách.

2. Làm dịu thần kinh và tiếp thêm sinh khí cho máu.

3. Cải thiện tình trạng đánh trống ngực, tim đập nhanh.

4. Ngăn ngừa chứng mất ngủ.

5. Giảm tình trạng mất trí nhớ.

Các chọn nhãn tươi ngon

Một nông dân trồng nhãn đã hơn 30 năm chia sẻ rằng, khi chọn nhãn tươi thì nên chọn những trái có vỏ mỏng, màu vàng bóng, cùi dày và giòn, mọng nước, hạt nhỏ và mùi thơm…và nên tránh chọn những trái nhãn cầm trên tay cảm giác vỏ đã bị khô giòn, vỏ đã bị sẫm màu… đây là những trái nhãn đã để lâu ngày không còn tươi ngon.

Nhóm người nào không nên ăn nhãn?

Thầy thuốc đông y Luân Trung Ân cho biết, tuy nhãn không phải là thực phẩm có tính nóng nhưng những người dễ cáu gắt, dễ nóng giận, khô miệng, đau họng và hôi miệng không nên ăn nhãn quá nhiều.

Triệu chứng rõ ràng nhất của những người có tánh tình nóng nảy, dễ tức giận là da mặt nhờn bóng và nổi mụn. Y học cổ truyền thường khuyến cáo những người như vậy nên ăn các loại trái cây như lê, táo và dưa hấu… đồng thời tránh ăn các loại trái cây vải thiều, sầu riêng và nhãn…

Có thể ăn bao nhiêu nhãn tươi và nhãn khô mỗi ngày?

Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bằng y học cổ truyền, nhãn nhục (nhãn khô) cũng có thể được các thầy thuốc thêm vào phương thuốc tùy theo yêu cầu điều trị cho bệnh nhân.

Thầy thuốc đông y Luân Trung Ân cho biết, người bình thường chỉ nên ăn tối đa khoảng 30 gram nhãn tươi mỗi ngày, tức là tương đương khoảng 10 trái nhãn.

Trong khi đó, sau khi sấy khô và loại bỏ hạt, 30 gram nhãn khô có thể tương đương với 30 trái, còn tùy thuộc vào một số giống nhãn có hạt nhỏ hay hạt to. Do đó, các thầy thuốc đông y khuyến cáo chỉ nên ăn tối đa 15 gram nhãn khô, tức là tươngđương với 15 trái nhãn khô mỗi ngày.