Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

10 tác dụng của quả kiwi tốt cho sức khỏe 'không thể không mê'

(VOH) - Kiwi được xếp vào Top đầu bảng các loại trái cây tốt sức khỏe và mang lại cho phụ nữ làn da khỏe đẹp. Vậy kiwi có tác dụng gì đối với cơ thể cũng như sức khỏe con người?

Qủa kiwi là loại trái cây có hương vị thơm ngon và chứa đựng nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Tìm hiểu về quả kiwi

Kiwi là loại quả có tên khoa học là Actinidia Deliciosa, nhưng nó cũng được gọi với những cái tên khác như quả dương đào, quả lý gai.

1.1 Nguồn gốc

Quả kiwi có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 12 (triều đại nhà Tống). Sau đó, vào đầu thế kỷ 20, loại quả này được mang đến New Zealand và trở thành loại quả rất nổi tiếng ở đất nước này.

Hiện nay, kiwi có mặt ở hầu hết các quốc gia thông qua việc gieo trồng hoặc nhập khẩu. Nhờ đặc điểm gieo trồng khác nhau, kiwi có thể cho trái quanh năm. Chúng thường được trồng ở California từ tháng 11 đến tháng 5 và ở New Zealand từ tháng 6 đến tháng 10. 

qua-kiwi-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-the-khong-biet-voh-0
Kiwi là loại quả bổ dưỡng và thơm ngon (Nguồn: Internet)

Trên thị trường thế giới trái kiwi được chia thành 4 loại là: kiwi xanh, kiwi vàng, kiwi đỏ, kiwi xanh organic. Tại thị trường Việt Nam kiwi được nhập khẩu chủ yếu là 2 loại:

  • Kiwi xanh: Bên trong có ruột màu xanh lục, có vị ngọt thanh và chua nhẹ.
  • Kiwi vàng: Phần vỏ mịn, thịt bên trong có màu vàng hơn ở vỏ.

1.2 Đặc điểm

Kiwi là loại quả mọc tự nhiên ở những vùng có độ cao từ 600 – 2000m. Quả kiwi có kích thước to bằng quả trứng vịt hoặc lớn hơn một chút. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt và nhiều lông tơ, sần sùi có thể ăn được.

Phần thịt bên trong quả kiwi có màu xanh nhạt, xanh organic, màu vàng hoặc màu đỏ với nhiều hạt nhỏ màu đen. Kết cấu thịt mền, vị chua ngọt rất đặc biệt.

Nhờ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao nên quả kiwi được đánh giá là loại quả tốt cho sức khỏe và được phái đẹp ưa chuộng trong việc làm đẹp.

2. Quả kiwi có tác dụng gì?

Quả kiwi không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc và hương vị thơm ngon mà loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số tác dụng của kiwi tốt đối với sức khỏe có thể kể đến như:

2.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong quả kiwi gấp đôi so với quả cam. Các nghiên cứu cho rằng, vitamin C có thể tăng cường khả năng miễn dịch và giảm khả năng phát triển các bệnh giống như cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hấp thu sắt và để tăng cường sức khỏe cho xương và răng.

2.2 Kiểm soát huyết áp

qua-kiwi-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-the-khong-biet-voh-1
Ăn kiwi có tác dụng kiểm soát huyết áp (Nguồn: Internet)

Ngoài việc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng của kiwi còn giúp kiểm soát huyết áp. Điều đó cho thấy, về lâu dài ăn kiwi có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, đột quỵ.

2.3 Giàu chất chống oxy hóa

Không chỉ giàu vitamin C, trong quả kiwi chứa một lượng rất lớn vitamin E, chất xơ, kali, acid folic... đây đều là những chất có khả năng chống oxy hóa vô cùng mạnh, giúp chống lại một số bệnh ung thư gây phá hủy tế bào và đồng thời giúp xây dựng sức khỏe dẻo dai cho cơ thể.

2.4 Giảm ho và khò khè

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em ăn 5 - 7 khẩu phần kiwi hoặc các loại trái cây họ cam quýt một tuần sẽ ít bị khò khè hơn so với những trẻ ăn ít các loại trái cây này. Bên cạnh đó, tình trạng khó thở cũng sẽ giảm đi, mức độ khò khè và ho cũng sẽ giảm vào ban đêm.

2.5 Tốt cho mắt

Trong trái kiwi có chứa các loại hóa chất thực vật có tên là lutein và zeaxanthin. Loại chất này có thể ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. 

Lutein cũng có thể bảo vệ mắt khỏi sự phá hủy của nhiều loại gốc tự do khác nhau. Tuy nhiên, chất lutein không thể tự tổng hợp nên việc hấp thụ lutein và zeaxanthin từ thực phẩm như ăn kiwi là vô cùng cần thiết.

2.6 Tốt cho đường huyết

Kiwi là một loại quả không chứa chất béo, vì thế, kiwi là lựa chọn tốt cho những người cần phải kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, một trong những lợi ích của kiwi là giúp duy trì sức khỏe trái tim, điều hòa quá trình tiêu hóa và kiểm soát cholesterol.

2.7 Hỗ trợ tiêu hóa

Kiwi có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Hơn thế, trong kiwi còn chứa một loại enzym phân giải protein gọi là actinidin có thể giúp phân hủy protein, từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động được nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

2.8 Bổ sung năng lượng, ngăn ngừa loãng xương

Trong 100g thịt kiwi có chứa khoảng 17mg magie. Magie rất cần thiết cho hệ thần kinh và chức năng của các cơ bắp, đặc biệt nó còn giúp tăng cường năng lượng sống.

qua-kiwi-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-the-khong-biet-voh-2
Thường xuyên tiêu thụ kiwi có thể giúp bổ sung năng lượng (Nguồn: Internet)

Và với lượng kali nhiều hơn chuối khoảng 20%, thì ăn kiwi là một cách tuyệt vời để cung cấp khoáng chất cần thiết này, từ đó giúp kiểm soát huyết áp, cùng với việc giảm nguy cơ sỏi thận, loãng xương và đột quỵ.

2.9 Giảm đông máu

Kiwi có tác dụng giúp giảm đông máu. Một nghiên cứu tại Đại học Oslo cho thấy, ăn 2 – 3 quả kiwi mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ đông máu. Những tác dụng này tương tự như tác dụng của một liều aspirin hàng ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch (1)

2.10 Tốt cho làn da

Ăn quả kiwi là một cách tự nhiên giúp bổ sung chất chống oxy hóa polyphenol, carotenoid và chất phytochemical giúp làm giảm những tổn thương ở tế bào.

Chất vitamin C trong kiwi có tác dụng làm trắng da và cải thiện tình trạng lỗ chân lông to. Ngoài ra, kiwi còn giúp làm tăng đáng kể quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.

Nhiều chị em phụ nữ thường sử dụng kiwi như một loại mặt nạ tự nhiên dưỡng da và thu hẹp lỗ chân lông. Tuy nhiên, cần lưu ý khi đắp mặt nạ từ kiwi hãy đảm bảo sản phẩm mua là sản phẩm sạch, không hóa chất... để tránh gây hại cho làn da.

3. Tác dụng của kiwi với bà bầu?

Riêng với phụ nữ mang thai, quả kiwi mang đến nhiều công dụng rất tốt vì giúp bổ sung acid folic, chất xơ và vitamin C cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các vấn đề đường ruột cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.

Vì có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cho cả mẹ lẫn con nên nhiều bà bầu rất thích ăn kiwi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không phải ai cũng có thể ăn được loại trái cây này, vì ăn quá nhiều hoặc ăn sai cách bà bầu có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm:'Điểm danh' những lợi ích khi bà bầu ăn kiwi khiến ai cũng phải bất ngờ!

4. Trẻ ăn kiwi có được không?

Kiwi không phải là một loại trái cây thông thường, cả về hình dáng bên ngoài cũng như hàm lượng dinh dưỡng bên trong. Chính vì thế, kiwi trở thành một trong những lựa chọn yêu thích dành cho trẻ.

Cho trẻ ăn kiwi đúng thời điểm sẽ giúp bé nhận được rất nhiều những lợi ích tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tim mạch, hễ miễn dịch....

Xem thêm: Lên thực đơn cho bé ăn dặm, đừng quên các món từ trái kiwi

5. Cách ăn kiwi đúng cách

Bạn có thể ăn kiwi theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn gọt vỏ ăn, hoặc bổ đôi rồi dùng muỗng nạo phần cơm quả ăn, hoặc cắt nhỏ, trộn với yaourt, trang trí cho nhiều loại bánh, hoặc chế biến thành món salad sữa trái cây...

qua-kiwi-co-tac-dung-gi-10-loi-ich-khong-the-khong-biet-voh-3
Kiwi có thể được thêm vào nhiều công thức chế biến món ăn (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, ăn kiwi có thể ăn luôn cả vỏ nếu bạn đã rửa thật sạch, chà xát cho sạch lớp lông bên ngoài và chắc chắn rằng vỏ quả kiwi không có thuốc trừ sâu hoặc các hóa chất bảo quản. Chất xơ ở lớp vỏ rất tốt cho sức khỏe, do đó, cần mỗi ngày bạn có thể ăn ½ chén kiwi, tương ứng 1 quả kiwi cỡ trung bình (100-120g) là đủ.

Tuy nhiên cần lưu ý, bạn có thể bị dị ứng khi ăn kiwi. Các dấu hiệu của dị ứng kiwi bao gồm ngứa cổ họng, sưng lưỡi, khó nuốt, nôn mửa và nổi mề đay. Nguy cơ dị ứng với kiwi của bạn sẽ tăng lên nếu bạn cũng bị dị ứng với quả phỉ, quả bơ, nhựa mủ, lúa mì, quả sung hoặc hạt anh túc.

Xem thêm: Ăn bơ sai cách sẽ làm tổn hại sức khỏe ra sao?

Đối với quả kiwi ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể làm các món ăn từ kiwi như:

  • Thêm kiwi vào món salad,
  • Cắt vài lát kiwi và ăn cùng với sữa chua hoặc dùng kiwi cùng với dâu
  • Dùng kiwi làm nhân các loại bánh.
  • Kem kiwi
  • Mứt kiwi
  • Soda kiwi
  • Sinh tố kiwi
  • Nước ép kiwi

Các loại thức uống từ quả kiwi cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng, bạn có thể tự làm tại nhà và thưởng thức trong những ngày hè.

Xem thêm: Gợi ý công thức làm nước ép kiwi để giúp giữ dáng, đẹp da, nâng cao sức khỏe

6. Những lưu ý khi ăn quả kiwi

Để phát huy đối những tác dụng của quả kiwi mang lại cho sức khỏe thì khi sử dụng thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Hầu hết quả kiwi an toàn với nhiều người nhưng sẽ có trường hợp ăn vào bị dị ứng như khó nuốt, sưng lưỡi, nổi mề đay, ngứa cổ họng. Vì thế những người dễ bị dị ứng thì nên hạn chế ăn quả kiwi.
  • Ngoài ra những người bị dị ứng với quả bơ, quả sung, nhựa mủ thì nguy cơ dị ứng khi ăn quả kiwi sẽ tăng lên.
  • Có trường hợp hiếm gặp là ăn quả kiwi có thể làm tăng chảy chảy máu và làm chậm quá trình đông máu.
  • Những người mắc chứng rối loạn chảy máu, sắp hoặc sau phẫu thuật thì không nên ăn kiwi.
  • Người đang điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật thì nên hạn chế ăn kiwi và nhớ nhai kỹ.
  • Không nên ăn chung cà rốt với kiwi vì sẽ làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Không nên ăn cua chung với kiwi vì trong cua có kim loại asen, khi ăn chung thì các ion trong quả kiwi sẽ làm oxy hóa kim loại asen và gây ra độc tính cao.

7. Giá trị dinh dưỡng của quả kiwi

Như đã phân tích, kiwi là loại trái cây thơm ngon và thành phần dinh dưỡng đa dạng, dồi dào chính là lợi thế của quả kiwi. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng được tính trong 100g kiwi (phần ăn được):

  • Nước: 83.1 g
  • Năng lượng: 56 Kcal
  • Chất đạm: 11.7 g
  • Chất béo: 0.5 g
  • Chất xơ: 3.0 g
  • Canxi: 34 mg
  • Magie: 17 mg
  • Kali:  312 mg
  • Đồng: 130 mg
  • Vitamin C: 93 mg
  • Vitamin PP: 0.3 mg
  • Vitamin E: 1.46 mg
  • Vitamin K: 40.3 µg

Với những tác dụng của kiwi, bạn còn chờ đời gì mà không bổ sung ngay loại quả đầy dưỡng chất này vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bản thân và cả gia đình để nâng cao sức khỏe.