Tiêu điểm: Nhân Humanity

10 tác dụng của rau càng cua vừa bổ dưỡng lại chữa được bệnh

(VOH) – Rau càng cua xuất hiện ở khá nhiều vùng quê nước ta, còn ở thành thị thì rất hiếm hoi và dù giá thành tương đối cao nhưng luôn được ‘săn tìm’. Vậy tác dụng của rau càng cua có gì đặc biệt?

Nhắc đến nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt có lẽ không thể bỏ qua sự đa dạng và phong phú của các loại rau thơm ăn kèm. Và nếu bạn là “fan” của những món gỏi trộn thanh mát thì chắc hẳn đã từng thưởng thức qua rau càng cua. Thế nhưng rau càng cua có đặc tính gì cũng như tốt cho sức khỏe thế nào thì không hẳn ai cũng biết đâu nhé!

1. Rau càng cua là rau gì?

Rau càng cua (hay rau tiêu, đơn kim, cúc áo, quỷ châm thảo hay thích châm thảo), có tên khoa học là Peperomia pellucida, thuộc họ Hồ tiêu. Rau càng cua thường mọc dại, có chiều cao khoảng 15 - 45 cm, thân cây mọng nước, lá bóng, hình trái tim và những hạt chấm nhỏ li ti gắn với vài gai quả.

Cây rau càng cua ra hoa quanh năm, được mọc thành từng chùm, phát triển ở những vùng đất tươi xốp, ẩm ướt, đặc biệt có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới.

10-tac-dung-cua-rau-cang-cua-vua-thom-ngon-vua-bo-duong-voh-0
Rau càng cua rất dễ sinh trưởng, không quá kén điều kiện thời tiết hay đất trồng (Nguồn: Internet)

Nhìn chung, rau càng cua không phải là loại rau đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc ngặt nghèo, nếu muốn bạn cũng có thể tự trồng rau bằng thùng xốp tại nhà.

2. Tác dụng của rau càng cua

Sở dĩ rau càng cua vẫn luôn được nhiều người yêu thích và tìm mua là bởi loại rau này cung cấp nguồn chất dinh dưỡng rất dồi dào, đem đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời dưới đây:

2.1 Thanh nhiệt giải độc

Theo các nghiên cứu trong y học cổ truyền, rau càng cua được xếp vào nhóm có tính bình, thích hợp dùng để điều chế các bài thuốc, món ăn hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc. Chính vì thế, nếu cơ thể đang rơi vào trạng thái bốc hỏa, nóng trong thì bạn có thể tham khảo sử dụng rau càng cua đấy.

Xem thêm: 4 loại nước thanh nhiệt bạn nên uống ngay để không lo nóng trong người, khô họng, tiểu ít

2.2 Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da

Không chỉ được sử dụng phổ biến để “hạ họa” cơ thể, rau càng cua còn có tác dụng cải thiện các bệnh ngoài da như da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành,… Theo đó, có thể giã nát hoặc xay nhuyễn rau càng cua, ép lấy nước uống nhằm sớm khắc phục.

2.3 Tác dụng của rau càng cua giúp lợi tiểu

Nếu đang gặp phải tình trạng bí tiểu hoặc tiểu rắt, tăng cường ăn thêm rau càng cua cũng là một gợi ý bạn nên thử áp dụng.

Hãy dùng 150 – 200g rau càng cua rửa sạch, sau đó nấu với 300ml nước đến khi sôi thì tắt bếp. Chia nước này thành 2 lần uống trong ngày và uống liên tục 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả và việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp bạn phòng ngừa được các bệnh về đường tiết niệu, đặc biệt là sỏi thận.

Xem thêm: Bí tiểu – nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

2.4 Kích thích tiêu hóa

Rau càng cua đâu chỉ đơn thuần là rau thơm giúp tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn và kích thích cảm giác ăn ngon miệng, hơn hết loại rau này còn được biết đến như nguồn cung cấp chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhờ hấp thu thêm dưỡng chất này từ rau càng cua, quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn trong đường ruột diễn ra “trơn tru” hơn, nhằm đảm bảo duy trì tần suất đại tiện hợp lý và giảm táo bón.  

10-tac-dung-cua-rau-cang-cua-vua-thom-ngon-vua-bo-duong-1
Bổ sung rau càng cua trong bữa ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

2.5 Phòng chống thiếu máu

Bổ sung rau càng cua vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn chủ động tiếp nạp thêm một lượng lớn vitamin C. Nhóm vitamin này chính là thành tố xúc tác chuyển hóa sắt non-heme thành hoạt chất mà cơ thể dễ hấp thu, góp phần kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu.

Xem thêm: Những biểu hiện ‘tố cáo’ bạn đang bị thiếu máu, tuyệt đối không nên bỏ qua

2.6 Tốt cho người bệnh gout

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và nhận thấy rằng, dịch chiết từ rau càng có đặc tính khá giống với nhóm thuốc allopurinol điều trị bệnh gout. Cụ thể, những hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong rau càng cua sẽ kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, hạn chế nguy cơ bị lắng đọng tinh thể urat ở khớp.

2.7 Điều hòa huyết áp ổn định

Rau càng cua được đánh giá là loại rau xanh rất giàu khoáng chất, điển hình phải kể đến kali và magie. Các dưỡng chất này đều góp phần không nhỏ trong việc điều hòa huyết áp ổn định, giảm tích nước và gây áp lực lên thành mạch máu.

Xem thêm: Chế độ ăn uống và thực phẩm dành cho người bệnh cao huyết áp

2.8 Ngăn ngừa ung thư và lão hóa

Tuy có kích thước nhỏ bé và chỉ là giống rau dại nhưng rau càng cua lại chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh như beta-carotene hay prostaglandin. Những hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ thu gom và phá hủy các gốc tự do, bảo vệ cũng như làm chậm tiến trình lão hóa tế bào, từ đây giảm thiểu tối đa tỉ lệ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.  

2.9 Củng cố hệ vận động

Chiết xuất từ rau càng cua có thể kết hợp với thuốc lbuprofen có thể giúp cải thiện những triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là chứng viêm khớp gối. Ngoài ra, dịch chiết xuất trong rau càng cua này còn có khả năng giúp chữa lành nhanh các chấn thương như gãy xương.

2.10 Chữa viêm họng dai dẳng

Một trong những tác dụng của rau càng cua không thể quên nhắc tới đó là hỗ trợ cải thiện các cơn ho và viêm họng dai dẳng. Lúc này, bạn hãy dùng khoảng 50 – 100g rau càng cua, rửa sạch sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống trong 3 – 5 ngày, tình trạng sẽ sớm thuyên giảm đấy.

10-tac-dung-cua-rau-cang-cua-vua-thom-ngon-vua-bo-duong-2
Bạn có thể uống nước ép rau càng cua khi bị viêm họng, ho dai dẳng (Nguồn: Internet)

3. Bà bầu ăn rau càng cua được không?

Là loại rau thơm tương đối lành tính nên trong thai kì, bà bầu vẫn có thể ăn rau càng cua được. Nếu duy trì bổ sung đúng cách, đúng liều lượng, mẹ sẽ chủ động phòng tránh được một số vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai như:

  • Bốc hỏa, nóng người
  • Chứng bí tiểu ở những tháng đầu thai kì
  • Táo bón, khó tiêu
  • Tăng huyết áp

Xem thêm: Nếu còn băn khoăn bà bầu ăn rau càng cua được không thì mẹ đừng bỏ qua bài viết này!

4. Gợi ý món ngon từ rau càng cua

Rau càng cua giòn giòn, có vị chua nhẹ nên ăn sống trực tiếp hay dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn đều rất hấp dẫn. Bên cạnh các món gỏi rau càng cua hay nước ép rau càng cua thanh mát, bạn có thể tham khảo vài gợi ý này để đổi mới thực đơn:

  • Canh rau càng cua thịt bằm
  • Canh rau càng cua rong biển
  • Rau càng cua xào tỏi

Xem thêm: 8 món từ rau càng cua, ngon ngất ngây trời mây, gắp hoài chẳng ngừng tay

5. Một số tác hại của rau càng cua cần lưu ý

Trên thực tế thì các tác hại của rau càng cua phần lớn chỉ xảy ra khi chúng ta lạm dụng dùng quá nhiều và không sơ chế kĩ càng. Lời khuyên là bạn chỉ nên dùng tối đa 50g rau càng cua trong một bữa để giảm nguy cơ đối mặt với những tác dụng phụ tiềm ẩn sau:

  • Rối loạn tiêu hóa, gây chứng tiêu chảy kéo dài
  • Tăng áp lực lên thận
  • Mất cân bằng chất điện giải

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng rau càng cua, thay vì ăn sống trực tiếp, mẹ hãy rửa sạch rau và trụng (chần) chín trước khi sử dụng, nhằm tránh bị nhiễm giun sán.

Xem thêm: 'Cẩn trọng' 3 tác hại của rau càng cua này, bạn sẽ chú ý ăn khoa học hơn!

6. Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua

Hàm lượng các dưỡng chất trong khoảng 100g rau càng cua được phân tích như sau:

  • Nước: 92%
  • Phot pho: 34 mg
  • Kali: 277 mg
  • Canxi: 244 mg
  • Magie: 62 mg
  • Sắt: 3.2 mg
  • Vitamin C: 5.2 mg
  • Năng lượng: 24 KJ

Như vậy, có thể thấy rằng rau càng cua vừa được tận dụng làm nguyên liệu của nhiều món ngon, vừa có công dụng như một “diệu dược” quý rất tốt cho sức khỏe. Nếu chưa từng thử qua thì hãy tham khảo và tìm mua ngay nhé!

Bình luận