Tiêu điểm: Nhân Humanity

Quả sung có tác dụng gì trong việc phòng và chữa bệnh

(VOH) - Không chỉ là loại trái cây phổ biến, quả sung còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Nhiều người thắc mắc quả sung có tác dụng gì và liệu thức quả này có thật sự an toàn và lành mạnh?

Sung là loại trái cây rất gần gũi với người dân Việt Nam, còn là biểu tượng cho của sự sung túc, đủ đầy trong năm mới. Hơn thế, quả sung còn có công dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

1. Quả sung là quả gì?

Quả sung còn có tên gọi khác là ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong, có tên khoa học là ficus racemosa, thuộc họ Dâu Tằm.

1.1 Đặc điểm

Sung là loại cây thân gỗ, cao tới 25 – 30m. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Có nhiều cành, các cành nhỏ màu nâu. Lá hình trứng – mũi mác. Hoa có hoa đực và hoa cái cũng như vú lá mọc ra trên cùng một cây.

Quả sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ hoặc trên thân cây già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già. Quả sung khi còn sống có màu xanh, chín có màu cam ánh đỏ, hình giống quả lê, đường kính 2 – 2.5cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống.

Bên trong quả sung chứa hàng trăm hạt nhỏ, có thể ăn được. Thịt quả sung có màu hồng, vị chát ngọt nhẹ.

qua-sung-co-tac-dung-gi-trong-viec-phong-va-chua-benh-voh-0
Sung là loại quả khá quen thuộc với người dân Việt Nam (Nguồn: Internet)

1.2 Nguồn gốc và phân bố

Cây sung mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Môi trường sống thích hợp của loại cây này là ở các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các độ cao từ 100 đến 1700m.

Các khu vực phân bố phổ biến là Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Pakistan, Australia. Tại Việt Nam, quả sung mọc rộng rãi ở cả 3 miền: Bắc - Trung - Nam.

2. Quả sung có tác dụng gì?

Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt. Tác dụng của quả sung giúp kiện tỳ thanh tràng (giúp tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh vì về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, phụ nữ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét…

Với y học hiện đại, quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng quý như glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin,... cùng nhiều loại nguyên tố vi lượng như chất xơ, sắt, các vitamin A, B,C, E, K... nên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Một số tác dụng của của quả sung dành cho sức khỏe bao gồm:

2.1 Tốt cho hệ tiêu hóa

Từ lâu quả sung đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chứng táo bón.

Quả sung chứa nhiều chất xơ và prebiotic, những chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ngoài ra, ăn quả sung còn giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi và táo bón.

2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một trong những tác dụng của quả sung là giúp cải thiện huyết áp và lượng mỡ trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Sung là loại quả chứa nhiều kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali trong cơ thể sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, trong chế độ ăn uống nếu có thêm quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali trong cơ thể tăng cao, ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.

qua-sung-co-tac-dung-gi-trong-viec-phong-va-chua-benh-voh-1
Ăn quả sung giúp cải thiện sức khỏe tim mạch (Nguồn: Internet)

Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6. Vì vậy ăn quả sung sẽ giúp huyết áp ổn định và phòng ngừa được một số bệnh về tim mạch.

2.3 Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng các loại đồ uống có chứa chiết xuất từ quả sung sẽ có tác động thuận lợi đến lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, sử dụng quả sung sấy khô có thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu thời gian ngắn. Vì thế, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, bạn nên hạn chế ăn quả sung sấy khô.

2.4 Ngừa loãng xương

Chất kali, mangan và canxi, những khoáng chất có trong quả sung cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng và giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thêm, với những người bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.

2.5 Giảm trọng lượng cơ thể

Các chất xơ trong quả sung không chỉ giúp làm giảm tình trạng táo bón mà còn giúp giảm trọng lượng nên loại quả này thường được khuyến khích cho những người béo phì.

Xem thêm: 7 căn bệnh có thể xuất phát từ bệnh béo phì, hầu hết là bệnh mãn tính nguy hiểm

2.6 Giúp làn da khỏe mạnh

Quả sung có thể mang đến một số tác động có lợi cho da. Một số chất có trong quả sung có tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da, giảm sự phân hủy collagen và sự xuất hiện của nếp nhăn.

2.7 Đặc tính chống ung thư tiềm năng

Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy, các dưỡng chất trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

3. Bà bầu ăn quả sung có được không?

Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng, quả sung có thể được thêm vào khẩu phần ăn của mẹ bầu với lượng dùng thích hợp. Bà bầu ăn quả sung có thể giúp giảm ốm nghén, táo bón thai kỳ, ổn định huyết áp,... cũng như cung cấp cho cơ thể các chất dưỡng cần thiết.

qua-sung-co-tac-dung-gi-trong-viec-phong-va-chua-benh-voh-2
Quả sung có thể được thêm vào chế độ ăn uống của mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bà bầu chỉ nên sử dụng quả sung kết hợp với nhiều loại trái cây khác để giúp cân bằng dinh dưỡng. Tránh việc lạm dụng ăn nhiều quả sung để phòng ngừa những rủi ro cho sức khỏe.

Xem thêm: Bà bầu ăn quả sung: Loại quả lạ miệng, rẻ tiền, nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

4. Tác hại của quả sung khi ăn nhiều

Bên cạnh những mặt có lợi từ tác dụng của quả sung, khi ăn quả sung nếu không hiểu rõ hết bản chất của nó sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số mặt hại từ loại thực phẩm này có thể điểm qua:

  • Ảnh hưởng đến máu
  • Gây tụt đường huyết
  • Tạo ra nhiều oxalate có hại

Xem thêm: Những tác dụng phụ ít người biết đến của quả sung, trong đó có cả bệnh sỏi thận, sỏi mật

5. Món ngon từ quả sung

Sung là loại quả có thể được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như: sung muối chua, gỏi sung... khá phổ biến và được ưa chuộng nhiều.

Những món ăn từ quả sung không chỉ giúp “đổi gió” bữa cơm gia đình, mà còn mang đến nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng cực kỳ có lợi cho sức khỏe.

Xem thêm: Mách bạn 'tuyệt chiêu' chế biến 4 món ngon dân dã từ quả sung, ai ăn cũng phải mê!

6. Phân biệt quả sung và quả vả

Quả sung và quả vả có cùng một họ nhưng chúng là 2 loại quả hoàn toàn khác nhau.

qua-sung-co-tac-dung-gi-trong-viec-phong-va-chua-benh-voh-3
Qảu sung và quả vả là 2 loại quả khác nhau (Nguồn: Internet)

Về hình dáng bên ngoài bạn có thể nhận diện như sau:

  • Quả sung có kích thước nhỏ, mọc thành chùm, khi chín có màu cam ánh đỏ. Hình giống quả lê. Phần gốc của quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng. Thịt quả sung khá mỏng, ăn có vị chát hậu ngọt.
  • Quả vả có hình dáng bên ngoài khá giống quả sung nhưng có kích thước to hơn. Quả mọc thành chùm, bọng ruột. Khi non có màu xanh lục, khi chín có màu đỏ thắm, lớp thịt bên trong màu trắng pha đỏ và có vị ngọt vừa, ăn vào bùi bùi.

Cả 2 loại quả này đều có những ứng dụng trong y học, tuy nhiên, mỗi loại lại có những công dụng chữa bệnh khác nhau.

7. Thành phần dinh dưỡng của quả sung

Quả sung tươi giàu dinh dưỡng nhưng lại ít calo. Do đó, đây là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu ghi nhận, trong khoảng 40gr quả sung tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Calo: 30
  • Carb: 8gr
  • Chất xơ: 1gr
  • Đồng: 3% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magie: 2% DV
  • Kali: 2% DV
  • Riboflavin: 2% DV
  • Thiamine: 2% DV
  • Vitamin B6: 3% DV
  • Vitamin K: 2% DV

Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của quả sung đối với sức khỏe cũng như phụ nữ mang thai, cùng tác hại khi sử dụng quá nhiều. Hi vọng với những thông tin vừa cung cấp sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức cần thiết về loại trái cây này.

Bình luận