Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tác dụng của ngó sen quà tiến vua dân dã mọc nơi bùn đầm

(VOH) - Ngó sen là một trong những nguyên liệu dùng để chế biến món ăn tiến vua và các thành viên hoàng tộc bởi các thành phần bổ dưỡng. Vậy tác dụng của ngó sen mang lại cho sức khoẻ như thế nào ?

1. Ngó sen là gì ?

Ngó sen (ngẫu tiết - Nodus Nelumbinis) là phần non nhất, nằm sát gốc của cây sen, khi hái lên vẫn còn nhỏ và mảnh như cái ống, thường có đường kính 3 - 5cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. 

tac-dung-cua-ngo-sen-qua-tien-vua-dan-da-moc-noi-bun-dam-voh-5
Hình dáng cây ngó sen ( Nguồn: Internet )

Nhiều người thường nhầm lẫn ngó sen và củ sen là hai loại khác nhau nhưng thực chất chúng là một, ngó sen có phát triển thành củ sen. Tuy nhỏ bé và có thể dễ bị “bỏ quên”, nhưng ngó sen cung cấp khá nhiều dưỡng chất có lợi ích sức khỏe. Cùng tìm hiểu các tác dụng mà ngó sen đem lại cho cơ thể chúng ta. 

2. Tác dụng của ngó sen đối với sức khỏe

Ngó sen được xem như một loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. 

2.1. Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Cũng giống như hạt sen, dưỡng chất trong ngó sen rất tốt cho các cơ quan của hệ tiêu hóa. Muccoprotein là thành phần có rất nhiều trong ngó sen, hỗ trợ làm dày niêm mạc dạ dày, phòng chống các bệnh viêm loét nghiêm trọng. 

2.2. Điều trị chứng mất ngủ

Ngó sen cung cấp hàm lượng lớn chất tyrosin, xúc tác tạo ra các hoạt chất cần thiết đối với hoạt động của hệ thần kinh như dopamine, nhằm giảm căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. 

tac-dung-cua-ngo-sen-qua-tien-vua-dan-da-moc-noi-bun-dam-voh-0
Ngó sen giúp cải thiện giấc ngủ (Nguồn: Internet)

2.3. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Vitamin K và sắt được tìm thấy khá nhiều trong ngó sen, các hợp chất này giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu. Phụ nữ sau sinh hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt, bị rong kinh có thể sử dụng ngó sen để tái tạo các tế bào hồng cầu, phục hồi sức khỏe sau khi bị mất máu nhiều. 

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh thiếu máu, chủ động nhận biết để điều trị kịp thời và đúng cách

2.4. Ngăn ngừa tình trạng lão hóa da

Hàm lượng vitamin C cao trong ngó sen sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa tình trạng thô ráp và lão hóa của da. Để chăm sóc làn da tốt hơn, cải thiện da trở nên mịn màng, bạn nên bổ sung ngó sen trong bữa ăn. 

2.5. Tác dụng của ngó sen hỗ trợ tình trạng giảm cân

Trong ngó sen có nhiều tơ sen, đây là thành phần giàu chất xơ và protein, khiến bạn cảm thấy nhanh no cũng như hạn chế cảm giác thèm ăn. Nếu đang thực hiện kế hoạch giảm cân, bạn có thể cân nhắc sử dụng ngó sen. 

2.6. Chữa trị các bệnh đường hô hấp

Các triệu chứng của bệnh liên quan đến hô hấp như ho hay hen suyễn có thể thuyên giảm nhờ vào các thành phần của ngó sen. Lượng vitamin C trong ngó sen sẽ hòa tan các dịch nhầy ở khoang mũi, làm sạch họng, phế quản được giãn nở, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Xem thêm: ‘Nằm lòng’ những biện pháp này để chủ động phòng bệnh đường hô hấp khi nắng – mưa thất thường

3. Ngó sen làm món gì ngon ?

Tác dụng của ngó sen không chỉ giúp chữa bệnh mà còn là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Với hương vị ngọt, bùi của ngó sen, các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này có thể sẽ giúp bạn làm mới thực đơn bữa cơm hàng ngày của gia đình. Dưới đây là các món ăn từ ngó sen mà bạn có thể tham khảo làm tại nhà.

3.1. Ngó sen hầm sườn

Ngoài dùng ngó sen làm bài thuốc chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này chế biến món ngó sen hầm, giúp bổ ngũ tạng, thanh nhiệt cơ thể. 

tac-dung-cua-ngo-sen-qua-tien-vua-dan-da-moc-noi-bun-dam-voh-1
Ngó sen hầm sườn ngọt thơm (Nguồn: Internet) 

Nguyên liệu

  • Ngó sen 150-200g
  • Sườn heo 500g
  • Cà rốt 
  • Hành tím

Cách làm món ngó sen hầm xương

  • Rửa sạch ngó sen, luộc sơ qua khoảng 5 phút.
  • Chặt sườn heo theo kích thước tùy ý, làm sạch sườn, sau đó hầm sườn chín mềm, vớt bọt khí khi sôi lần đầu, lấy phần nước sườn trong.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng phù hợp, rồi cho vào hầm cùng nước sườn. 
  • Nước sườn sôi, cho ngó sen vào đun cùng khoảng 5-10 phút, tắt bếp và dùng món. 

3.2. Ngó sen xào đậu phộng

Kết hợp hai nguyên liệu giàu dinh dưỡng: đậu phộng và ngó sen sẽ đem đến một món ăn với hương vị độc đáo. 

tac-dung-cua-ngo-sen-qua-tien-vua-dan-da-moc-noi-bun-dam-voh-2
Ngó sen xào đậu phộng (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Ngó sen 400g
  • Đậu phộng (lạc) 150g
  • Tôm 150g
  • Gừng, tỏi, tiêu, gia vị

Cách làm món ngó sen xào đậu phộng

  • Rửa sạch ngó sen và cắt nhỏ. 
  • Chiên ngó sen trong vòng 1-2 phút cho tới khi mềm và hơi vàng ở các cạnh thì vớt ra.
  • Rang đậu phộng chín, bọc trong giấy để đảm bảo độ nóng và giòn.
  • Xào ngó sen với gừng, tỏi đã được băm nhỏ, nêm nếm gia vị vừa ăn. 
  • Cho đậu phộng vào xào cùng, thêm tôm đã bóc vỏ vào xào trong khoảng 5 phút, rồi tắt bếp và dùng món. 

3.3. Nước ép ngó sen 

Bạn có thể dùng nước ép ngó sen khi cảm lạnh, cảm cúm, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng.

Nguyên liệu

  • Ngó sen 30-50g
  • Gừng tươi

Cách làm nước ép ngó sen

  • Rửa sạch và cắt nhỏ ngó sen.
  • Gọt vỏ gừng, đập nhỏ. 
  • Cho gừng và ngó sen vào máy xay, thêm nước vừa uống, có thể cho đường tùy thích. 

4. Lưu ý lựa chọn và chế biến ngó sen 

Để phát huy tác dụng của ngó sen trong việc cải thiện sức khỏe thì bạn nên biết cách chế biến ngó sen, nếu không biết chế biến và lựa chọn ngó sen đúng cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.

4.1. Kinh nghiệm chọn mua ngó sen 

Ngó sen có hai loại: ngó sen nếp và ngó sen tẻ. Hãy quan sát những đặc điểm sau để lựa chọn phù hợp.

  • Loại ngó sen mềm: Ngó sen nếp khá mềm. Nên chọn mua ngó sen có thân trắng, non mịn, vỏ mỏng, đốt mắt nhỏ, phần bên trong sáng và nhẵn, đốt ngắn. Hạn chế chọn ngó sen có thân màu xanh khô ráp, vỏ nhăn nheo héo úa.
  • Loại ngó sen dai: Ngó sen tẻ nhiều xơ và hơi dai. Thân hơi có màu hồng, ráp, có những đường nhăn rõ, vỏ mỏng, đốt mắt to, gồ lên. 
tac-dung-cua-ngo-sen-qua-tien-vua-dan-da-moc-noi-bun-dam-voh-6
Kinh nghiệm mua và sơ chế ngó sen không bị đen ( Nguồn: Internet )

4.2. Cách sơ chế ngó sen không bị đen

Ngó sen vốn sinh trưởng trong bùn của các đầm, ao, hồ nên rất dễ nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống hàng ngày. Hai cách sơ chế đơn giản dưới đây vừa giúp loại bỏ độc tố, vừa bảo quản ngó sen hiệu quả. 

  • Dùng dung dịch chanh và muối: Ngâm ngó sen trong hỗn hợp này một ngày trước khi sử dụng, đảm bảo loại bỏ chất độc, giữ cho ngó sen không bị đen và ăn giòn hơn. 
  • Dùng dung dịch giấm và đường: Pha giấm ăn, đường và nước để rửa sạch ngó sen. Bạn có thể ngâm ngó sen trong dung dịch này, sau đó để trong tủ lạnh một ngày rồi lấy chế biến. 

Xem thêm: ‘Bỏ túi’ những bài thuốc chữa bệnh cực kỳ đơn giản từ lá chanh

5. Hàm lượng dinh dưỡng của ngó sen

Dưới đây là thông tin chi tiết về các thành phần dinh dưỡng có trong ngó sen:

  • Calo: 61 Kcal
  • Chất đạm: 1.0g
  • Chất béo: 0.1g
  • Chất đường bột: 13.9g
  • Chất xơ: 1.2g
  • Canxi: 19mg
  • Sắt: 0.50mg
  • Magie: 23mg
  • Mangan: 0.260mg
  • Photpho: 51mg
  • Kali: 556mg
  • Natri: 40mg
  • Kẽm: 0.39mg
  • Đồng: 257μg
  • Selen: 0.7μg
  • Vitamin C: 25mg
  • Vitamin B1: 0.11mg
  • Vitamin B2: 0.04mg
  • Vitamin PP: 0.4mg
  • Vitamin B5: 0.377mg
  • Vitamin B6: 0.258mg
  • Folat: 13μg

Hãy nhớ lựa chọn, sơ chế thật kĩ càng để đảm bảo hấp thu đầy đủ chất từ ngó sen. Lưu ý nếu bạn đang mắc tiểu đường hoặc mắc chứng khó tiêu, thì nên hạn chế ăn quá nhiều ngó sen. Mặc dù tác dụng của ngó sen tốt cho sức khỏe tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả mang lại.

Bình luận