Tiêu điểm: Nhân Humanity

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng chuẩn của Bộ y tế

(VOH) - Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng khiến các bậc cha mẹ hoang mang, lo lắng và cảm thấy bối rối trong các hoạt động chăm sóc, phòng ngừa.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng phần lớn là do lây lan. Do đó, các phụ huynh cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh tay chân miệng, không chỉ cho bản thân mà cho cả cộng đồng. 

Làm cách nào để tránh lây bệnh tay chân miiệng ?

Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ

  • Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng xà bông sát khuẩn và nước sạch.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà bông dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng. Ngoài ra cũng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh tay chân miệng trên đôi tay của trẻ.
  • Quần áo, tã lót của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
  • Vật dụng cá nhân, ly chén ăn uống của trẻ bị bệnh phải được luộc sôi và sử dụng riêng.
  • Tuyệt đối tránh châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất gây bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng chuẩn của Bộ y tế 1

Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách để phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn

Cách ly trẻ bị tay chân miệng đúng cách.

  • Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7 - 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.
  • Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.
  • Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch bằng xà bông dưới dòng nước chảy.\

>>>  Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng với 3 chú ý quan trọng

Tạo môi trường sống trong lành và an toàn cho trẻ chân tay miệng

  • Người chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh cho người khác trong gia đình.
  • Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.
  • Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng chuẩn của Bộ y tế 2

Dọn vệ sinh môi trường giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm

Dùng thuốc gì cho trẻ bị tay chân miệng khi chăm sóc tại nhà

Hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Thường thì bé sẽ được chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian,… và niêm mạc như zytee, kamistad,… khi da có các vết loét. Nhưng cha mẹ nên được bác sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc bôi cho trẻ

Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.

>>> Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần làm gì, kiêng gì?

Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng chuẩn của Bộ y tế 3

Việc dùng thuốc cho con nhất định cần tư vấn của bác sĩ. Hình minh họa: internet

Theo phác đồ đang áp dụng, Bộ Y tế chia bệnh tay chân miệng làm 4 độ bệnh:

- Độ 1, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở khi trẻ chỉ loét miệng, tổn thương da.

- Độ 2 (gồm 2a, 2b), bệnh nhân cần được nhập viện điều trị. Trong đó:

+ Giai đoạn 2a bao gồm một trong các dấu hiệu sau: Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám; sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 0 C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

+ Giai đoạn 2b: giật mình ghi nhận lúc khám, ngủ gà, run chi, yếu chi hoặc liệt chi, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, liệt thần kinh sọ…

- Từ độ 3 – 4, bệnh nhân cần được điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực.

Bệnh nhân độ 3 khi mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ. Bệnh nhân chuyển sang độ 4 khi có một trong các dấu hiệu: Sốc, phù phổi cấp, tím tái, ngưng thở, thở nấc

Bình luận