Tiêu điểm: Nhân Humanity

Đường thốt nốt có tác dụng gì mà là 'tặng phẩm' của đất trời?

(VOH) – Đường thốt nốt có thể thay thế đường trắng tinh luyện thông thường trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nhiều người có lẽ vẫn chưa biết đường thốt nốt có tác dụng gì với sức khỏe.

Độ giáp Tết, nếu về thăm các tỉnh miền Tây (nhất là ở vùng sinh sống của đồng bào Khmer) có lẽ không khó để bắt gặp khung cảnh nhộn nhịp của bà con đi chiết mật hoa và chưng cất đường thốt nốt. Loại đường đặc biệt này mang lại giá trị dinh dưỡng cùng lợi ích gì cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Đường thốt nốt là gì?

Cây thốt nốt thuộc họ Cau, sống lâu năm, gồm giống cây đực và cây cái, sinh trưởng tốt trong điều kiện ấm áp, nắng nhiều.

Thông thường cây thốt nốt cái thường sẽ ra hoa và kết quả. Sau khi hái quả thốt nốt người ta sẽ lấy phần hạt bên trong để tạo ra những món như sâm bổ lượng, chè thốt nốt,...còn cây thốt nốt đực cũng ra hoa nhưng không kết quả. Theo đó, đường thốt nốt là phần dịch tiết từ hoa và được đem cô đặc, có màu vàng óng, vị ngọt dịu, thơm phức và rất thanh mát.

duong-thot-not-co-tac-dung-gi-ma-la-tang-pham-cua-dat-troi-voh-0
Đường thốt nốt được cô đặc trực tiếp từ dịch chiết xuất trực tiếp từ hoa thốt nốt (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nghề thủ công sản xuất đường thốt nốt tương đối vất vả, phải chăm sóc cây từ 10 – 15 năm mới có thể tận dụng để chưng cất đường và trung bình 1kg đường cần tới 4 – 5 lít dịch thốt nốt.

2. Đường thốt nốt có tác dụng gì với sức khỏe?

Được chắt chiu từ “tinh hoa của đất trời” nên nguồn chất dinh dưỡng mà đường thốt nốt mang đến cho cơ thể luôn được đánh giá rất cao, góp phần bảo vệ sức khỏe và cải thiện một số vấn đề thường gặp như:  

2.1 Bổ sung năng lượng

Cùng với các chất tạo ngọt như mật ong hay mật mía, đường thốt nốt cũng thường được dùng thay thế đường cát trắng trong chế biến ẩm thực.

Đường thốt nốt có chứa hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng, từ đây sẽ giúp giải phóng được nguồn năng lượng tích trữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn sau khi đã tiêu thụ những món được chế biến từ đường thốt nốt.

2.2 Tốt cho xương khớp

Như đã chia sẻ, vị ngọt của đường thốt nốt khá dễ chịu, không quá ngọt sắc bởi lượng phân tử glucose hay fructose thấp hơn nhiều so với đường tinh luyện thông thường. Thay vào đó, loại đường này lại cung cấp nguồn khoáng chất vô cùng dồi dào, đa dạng, kể đến như canxi, photpho hay magie rất tốt cho xương khớp.

Xem thêm: ‘Khám phá’ đặc điểm và vai trò của chất khoáng – dưỡng chất quan trọng ‘bậc nhất’ với cơ thể

2.3 Tác dụng của đường thốt nốt giúp phòng chống thiếu máu

Ngoài các nhóm khoáng chất cần thiết cho hệ xương khớp, đường thốt nốt còn được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100g đường thốt nốt chứa khoảng 11mg vi chất sắt, góp phần quan trọng hình thành tế bào hồng cầu, hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả chứng thiếu máu.

2.4 Phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa

Rất nhiều nghiên cứu dinh dưỡng nhận thấy rằng đường thốt nốt có tác dụng phục hồi sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Các thành phần trong đường thốt nốt có khả năng hoạt động như một chất xúc tác, kích thích hoạt động của các enzym tiêu hóa, giảm táo bón và giúp đường ruột được sạch hơn.

duong-thot-not-co-tac-dung-gi-ma-la-tang-pham-cua-dat-troi-voh-1
Đường thốt nốt có đặc tính kích thích tiêu hóa, giảm chứng táo bón hiệu quả (Nguồn: Internet)

2.5 Giải độc, làm mát cơ thể

Một trong những tác dụng đường thốt nốt chính là giải độc và làm mát cơ thể. Lúc này nếu thường xuyên bị nóng trong người, nổi mụn nhọt hay phát ban, bạn có thể dùng thêm nước chanh hay nước cam pha chế với đường thốt nốt.  

Xem thêm: Giải nhiệt cơ thể nhanh 'cấp tốc' bằng những cách đơn giản

2.6 Cải thiện chứng đau nửa đầu

Nếu thường phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thần kinh hay cơn đau nửa đầu, bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị, bạn hãy thử nhâm nhi thêm một ly trà gừng hoặc trà hoa cúc ấm nóng, hòa thêm chút đường thốt nốt. Theo đó, một lượng nhỏ vi chất kẽm trong đường sẽ kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, xoa dịu âu lo, giúp bạn thư giãn tâm trí.

2.7 Củng cố hệ miễn dịch

Chất chống oxy hóa gốc thực vật được tìm thấy trong đường thốt nốt có tác dụng tăng cường sức đề kháng, củng cố vững chắc “lá chắn” ngăn mầm bệnh xâm nhập.

Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cơ thể

2.8 Hạn chế những tác động theo mùa trong năm lên cơ thể

Trong Đông y, đường thốt nốt thuộc nhóm dược liệu tính bình, có khả năng hạ nhiệt, làm mát cơ thể vào mùa hè, còn vào mùa đông, đường thốt nốt có tác dụng giữ ấm và giúp đỡ lạnh hơn.

Chính vì thế, đường thốt nốt cũng thường được tận dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, hen suyễn…. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đường thốt nốt chỉ là thực phẩm bổ trợ, khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ về phương pháp dùng trong trị bệnh.

3. Bà bầu ăn thốt nốt được không?

Không chỉ đường thốt nốt mà các thành phẩm từ cây thốt nốt như nước thốt nốt, siro thốt nốt hay dấm thốt nốt đều giàu dinh dưỡng và khá lành tính. Chính vì lý do đó, theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn thốt nốt được, với hàm lượng hợp lý và tránh lạm dụng.

Các mẹ có thể dùng nước thốt nốt như một thức uống giải khát, nêm nếm bằng siro thốt nốt hay đường thốt nốt khi nấu ăn thay cho đường cát trắng. Tận dụng chúng trong chế độ dưỡng thai một cách khoa học sẽ mang đến những lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm tình trạng bốc hỏa
  • Phòng chống thiếu máu thai kì
  • Ngăn ngừa táo bón thai kì
  • Cải thiện chứng táo bón

Xem thêm: Bà bầu ăn thốt nốt được không – 7 giải đáp ‘ngọn ngành’ cho mẹ

4. Món ngon từ đường thốt nốt

Thông thường, chúng hay dùng đường trắng để chế biến thức ăn hoặc làm gia vị nêm nếm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay chúng bằng đường thốt nốt sẽ mang vị ngon hơn vì đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt. Sử dụng đường thốt nốt sẽ tạo ra độ keo cần thiết, đồng thời cho màu sắc đẹp mắt cho món ăn.

duong-thot-not-co-tac-dung-gi-ma-la-tang-pham-cua-dat-troi-voh-2
Đường thốt nốt có thể dùng nêm nếm cho rất nhiều món ăn hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo và bắt tay tự chế biến tại nhà đấy:

  • Chè thốt nốt khoai lang
  • Thốt nốt rim đường
  • Bánh flan đường thốt nốt
  • Bánh bò đường thốt nốt
  • Bánh lá thốt nốt

Xem thêm: List nhanh’ 7 công thức cho ai chưa biết đường thốt nốt làm gì ngon

5. Ăn nhiều đường thốt nốt có tốt không?

Tuy là một “tặng phẩm quý” của thiên nhiên song nếu muốn hấp thu trọn vẹn dưỡng chất từ đường thốt nốt bạn cần phải cân đối liều lượng sử dụng. Ăn nhiều đường thốt nốt cũng không tốt cho sức khỏe, thậm chí làm tăng tỉ lệ xảy ra các tác dụng phụ sau:

5.1 Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không?

Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không thực tế còn phụ thuộc vào lượng đường bạn nêm nếm khi chế biến, vì nếu liên tục tiếp nạp quá nhiều loại đường này, nồng độ đường trong máu vẫn có thể vượt mức an toàn, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do vậy, nếu bạn sử dụng đường ở dạng viên thì mỗi lần chỉ sử dụng tối đa 1 viên, còn ở dạng bột thì khoảng 3 – 4 thìa cà phê là hợp lý.

Xem thêm: Tuân thủ 7 thói quen này đảm bảo bệnh tiểu đường sẽ không ‘đi ngang qua’ đời bạn dù chỉ 1 lần

5.2 Ăn đường thốt nốt có béo không?

Đường thốt nốt cũng là gợi ý khá lý tưởng cho bạn khi “thèm ngọt” nhưng lại đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Ăn đường thốt nốt không béo nếu bạn đảm bảo sử dụng lượng vừa phải, không thêm thắt quá nhiều trong các món ăn.

5.3 Dễ gây tiêu chảy

Vì đường thốt nốt có đặc tính kích thích tiêu hóa nên các chuyên gia sức khỏe cũng cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn khi dùng quá nhiều là dễ gây tiêu chảy. Vì thế, trong trường hợp đang bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy, tốt nhất bạn nên cắt giảm lượng đường để tránh khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

6. Cách phân biệt đường thốt nốt thật và giả

Đường thốt nốt hoàn toàn có thể làm giả, vì thế bạn cần biết cách phân biệt đâu là đường thốt thật và như thế nào là đường thốt nốt giả.

  Đường thốt nốt thật  Đường thốt nốt giả
Màu sắc
  • Vàng nâu nhạt 
  • Nhìn sẽ không thấy được những tinh thể đường ánh lên.
  • Đường rất mịn, có thể dùng muỗng cạo dễ dàng, thấy được chất bột mịn của đường.
  • Trắng ngà 
  • Quan sát kỹ sẽ thấy những tinh thể đường bên trong.
  • Đường cứng, không dùng muỗng cạo được. Cắt ra không thấy được chất bột, thay vào đó là các hạt tinh thể đường.
Hương thơm 
  • Có mùi thơm của thốt nốt và mùi hơi khét do được ngào thủ công.
  • Không có mùi thơm của thốt nốt cũng như không có mùi khét.
Vị ngọt 
  • Có độ ngọt dịu, đôi khi hơi chua.
  • Khi cho vào miệng sẽ cảm nhận được độ tan nhanh. Cũng như không có cảm giác lợn lợn của những hạt tinh thể đường.
  • Có độ ngọt gắt, không chua.
  • Đường cứng, không dùng muỗng cạo được. Cắt ra không thấy được chất bột, thay vào đó là các hạt tinh thể đường.

Với những thông tin vừa chia sẻ, hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại đường thốt nốt cũng như tác dụng của đường thốt nốt mang lại cho sức khỏe và cách phân biệt để có thể nhận về những lợi ích, đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.

Bình luận