Theo nghiên cứu, trong 6 tháng đầu đời trẻ có thể sống và phát triển khỏe mạnh chỉ nhờ vào sữa mẹ. Do cơ quan tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ nên nếu tập cho bé ăn dặm quá sớm thì bé khó có thể tiêu hóa tốt được các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất khó tiêu như đạm, chất béo, đồng thời dễ dẫn đến nguy cơ dị ứng.
Tuy nhiên, muộn nhất là 7 tháng tuổi phải bắt đầu cho bé ăn dặm để đảm bảo bé được hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Chính vì thế, các nhà khoa học cho rằng thời gian lý tưởng nhất để tập cho bé ăn dặm là khi bé được 5.5 - 6 tháng tuổi.
1. Bé bắt đầu tập ăn dặm như thế nào?
Giai đoạn bé tập ăn dặm, mẹ phải đảm bảo bé vẫn được bú mẹ đầy đủ. Cho bé tập ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc đần để bé có thể làm quan từ từ với thức ăn, bé không bị tiêu chảy hay suy dinh dưỡng.
Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn một ngày 1 bữa là đủ. Sau đó, khi bé quen dần mẹ sẽ nên lên thành 2 bữa/ngày. Tuy nhiên, phải đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn được dung nạp từ bữa ăn trước.
Ngoài ra, mẹ cũng nên đa dạng thực đơn ăn dặm mỗi ngày của trẻ, bởi dù mẹ học theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu nào đi chăng nữa thì trong mỗi bữa ăn của bé cũng cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết là: chất bột đường, chất đạm, vitamin – chất xơ và chất béo.
2. Một số món ăn dặm cho bé đơn giản dễ làm
Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng, điều khiến các mẹ băn khoăn lớn nhất khi tập cho trẻ ăn dặm chính là làm sao để tạo được sự đa dạng cho các món ăn, để bé không bị ngán, dẫn đến chán ăn, biếng ăn... Vì thế, để đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé, kích thích bé ăn ngon miệng, mẹ có thể học và áp dụng một vài món ăn cho bé dưới đây:
2.1 Món ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi
Cháo gạo nấu loãng
🔴 Nguyên liệu
- Gạo, nước
🔴 Cách làm
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1 muỗng gạo: 10 muỗng nước
- Rây cháo qua lưới cho loãng mịn là được.
Cháo bí đỏ
🔴 Nguyên liệu
- Cháo gạo
- Bí đỏ
- Nước dashi/nước sôi
Cháo bí đỏ là món ăn thường gặp khi tập cho trẻ ăn dặm (Nguồn: Internet)
🔴 Cách làm
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột rửa sạch. Sau đó hấp hoặc luộc chín.
- Rây mịn bí đỏ qua lưới.
- Pha bí đỏ với nước dashi/nước sôi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn hoặc sền sệt phù hợp với bé. Có thể ăn riêng hoặc trộn bí đỏ với cháo.
Súp lơ xanh trộn sữa chua (Sữa chua dành cho em bé)
🔴 Nguyên liệu
- Súp lơ xanh
- Sữa chua
🔴 Cách làm
- Súp lơ rửa sạch, luộc chín mềm, sau đó, giã nhỏ và rây mịn.
- Trộn đều sữa chua với súp lơ ở bước 1 là hoàn thành (1 thìa súp lơ với khoảng 1 – 2 thìa sữa chua).
Rau cải ngọt trộn đậu phụ
🔴 Nguyên liệu
- Rau cải ngọt (phần lá)
- Đậu phụ non
- Nước sôi/nước dashi
🔴 Cách làm
- Rau cải rửa sạch, luộc chín. Sau đó giã nhỏ rồi rây qua lưới cho mịn.
- Đậu phụ non luộc với nước sôi, vớt ra để ráo nước.
- Dằm nát đậu phụ rồi trộn với rau cải, thêm nước sôi/nước dashi là hoàn thành.
2.2 Món ăn dặm cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Cháo trứng
🔴 Nguyên liệu
- 10 muỗng cháo
- 2 - 3 muỗng lòng đỏ trứng
- 50ml nước dashi
🔴 Cách làm
- Nấu cháo chín
- Cho nước dashi vào nồi đun sôi, sau đó cho cháo vào nấu.
- Đánh tan lòng đỏ trứng, rồi rót vào cháo, đảo nhanh tay, đun đến khi trứng chín là được.
Súp lơ trắng sốt cà chua
Trẻ 7 - 8 tuổi thực đơn ăn dặm có phần đa dạng hơn (Nguồn: Internet)
🔴 Nguyên liệu
- 2 muỗng súp lơ trắng
- 2 muỗng cà chua
- 2 muỗng nước hầm xương
🔴 Cách làm
- Súp lơ trắng luộc chín, giã nhỏ.
- Cà chua bỏ vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín với nước dashi.
- Trộn súp lơ với cà chua là hoàn thành.
Mì udon sốt rau cải
🔴 Nguyên liệu
- 10 thìa mì udon thái nhỏ
- 30ml nước dashi
- 2 thìa súp cà rốt bắp cải.
🔴 Cách làm
- Mì udon thái nhỏ cho vào nồi nấu sôi với nước dashi cho chín mềm.
- Lấy mì ra tô, sau đó rưới nước sốt cà chua (đã làm sẵn) lên là hoàn thành.
Khoai sọ nấu rau cải
🔴 Nguyên liệu
- 3 muỗng khoai sọ
- 1 muỗng rau cải
- 5 – 6 muỗng nước dashi
🔴 Cách làm
- Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng nhỏ, sau đó luộc chín rồi dùng muỗng dằm nát.
- Rau cải lấy phần lá, luộc chín, sau đó thái nhỏ.
- Đun sôi nước dashi, cho khoai sọ, rau cải vào đun sôi thêm một chút là được.
Thịt gà sốt khoai tây
🔴 Nguyên liệu
- 2 muỗng thịt gà
- 2 muỗng khoai tây
- 1 muỗng nước dashi
🔴 Cách làm
- Thịt gà luộc chín với một chút muối, sau đó xé hoặc giã nhỏ rồi để sẵn ra tô.
- Khoai tây gọt vỏ, luộc hoặc hấp chín sau đó nghiền mịn.
- Trộn khoai tây với nước dashi cho sánh lại rồi rưới lên bát thịt gà là hoàn thành.
2.3 Món ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi
Súp gà nấm
🔴 Nguyên liệu
- 15g thịt ức gà
- ½ cây nấm hương
- 100ml nước luộc gà
- 1 muỗng bột năng.
🔴 Cách làm
- Thịt gà bỏ da, luộc chín. Sau đó thái nhỏ.
- Nấm hương rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho thịt gà, nấm hương vào nồi nước luộc thịt gà, nêm một chút nước mắm và đun với lửa nhỏ cho các nguyên liệu chín nhừ.
- Cuối cùng, hòa bột năng với nước rồi từ từ rót vào nồi tạo độ sánh cho món ăn.
Canh bí xanh nấu thịt
Đa dạng món ăn dặm cho trẻ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé (Nguồn: Internet)
🔴 Nguyên liệu
- Bí xanh
- Thịt nạc băm
- Hành lá, muối
🔴 Cách làm
- Bí xanh gọt vỏ, khoét bỏ lõi mềm, thái miếng vuông nhỏ.
- Thịt băm nặn thành từng viên nhỏ
- Cho nước vào nồi, đun sôi. Sau đó, cho viên thịt băm, bí xanh và một chút nước mắm vào nấu chín mềm là được.
Súp lơ nấu cá
🔴 Nguyên liệu
- 15ml nước dashi
- 1 nhánh súp lơ
- 1 muỗng cá dăm
🔴 Cách làm
- Súp lơ luộc chín, thánh từng miếng nhỏ.
- Đun sôi nước dashi, rồi cho súp lơ, cá dăm vào đun cùng cho nước dashi ngấm vào các nguyên liệu. Đến khi nước dashi cạn dần là được.
Sữa chua dầm kiwi
🔴 Nguyên liệu
- Sữa chua
- Kiwi
🔴 Cách làm
- Kiwi gọt vỏ, thái miếng nhỏ, mỏng vừa ăn.
- Trộn kiwi với sữa chua là hoàn thành.
Lưu ý: Có thể thay kiwi bằng các loại hoa quả khác như: cam, dâu, dưa hấu... để giúp bé thay đổi khẩu vị.
2.4 Món ăn dặm cho bé từ 12 - 18 tháng tuổi
Bí đỏ nấu thịt bằm
🔴 Nguyên liệu
- Bí đỏ
- Thịt bằm
- Nước hầm xương
- Xì dầu
🔴 Cách làm
- Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ khoảng 1cm.
- Cho thịt băm vào nồi xào chín thì cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình nấu, thêm nước dashi hoặc nước luộc rau củ vào để không bị cháy và món ăn có vị đậm đà hơn.
- Trước khi tắt bếp, mẹ có thể thêm một chút xì dầu.
Cơm cuộn trứng
Trẻ trên 1 tuổi có thể ăn được thức ăn dạng cứng (Nguồn: Internet)
🔴 Nguyên liệu
- 1 chén cơm nhỏ
- 1 muống sốt cà chua
- 1 muỗng nấm băm nhỏ
- 1 quả trứng
- 1 chút muối
🔴 Cách làm
- Trứng đánh tan với một chút muối rồi cho vào chảo rán chín, tạo thành 1 lớp tảng mỏng. Khi trứng chín, để nguội rồi lấy ra dĩa.
- Cho một ít dầu ăn lên chảo, xào nấm cho chín rồi cho cơm, sốt cà chua vào xào cùng để sốt cà chua quện đều vào các nguyên liệu.
- Chia cơm và trứng thành 2 phần để cuộc 2 chiếc nhỏ. Sau đó cắt khúc nhỏ cho bé vừa ăn.
Cơm nắm
🔴 Nguyên liệu
- Cơm
- Cá
- Súp lơ xanh
🔴 Cách làm
- Cá hấp hoặc chiên chín. Sau đó xé nhỏ.
- Súp lơ luộc chín, thái nhỏ.
- Cho cơm, cá, súp lơ vào tô rắc một chút muối (muối tinh, hạt nhỏ) vào trộn đều. Sau đó nắm cơm thành những nắm nhỏ vừa ăn là hoàn thành.
Canh rau củ thập cẩm
🔴 Nguyên liệu
- Khoai tây
- Cà rốt
- Súp lơ
- Thịt gà
🔴 Cách làm
- Thái thịt gà, khoai tây, cà rốt súp lơ thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn.
- Xào thịt gà, cà rốt, khoai tây rồi nêm muối cho vừa ăn.
- Đổ nước vào nồi rồi đun cho các nguyên liệu chín.
- Cuối cùng cho súp lơ vào nồi, đun tiếp cho súp lơ và các nguyên liệu khác chín mềm là hoàn thành.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những món ăn dặm khác dành cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo từ các sách hướng dẫn dạy nấu ăn cho trẻ tập ăn dặm hoặc từ các nguồn trang uy tín khác.
3. Những lưu ý cần nhớ khi tập cho trẻ ăn dặm
3.1 Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi
- Cho ăn dặm sau khi bú mẹ, bú bình.
- Lựa các thức ăn giàu chất sắt cho trẻ.
- Ban đầu nên bắt đầu với thức ăn nhuyễn (nghiền nhuyễn hoặc dằm nhuyễn) như: cháo mềm – nhuyễn.
- Rau củ nấu mềm, bỏ vỏ, dằm nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn (khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, các loại đậu...).
- Trái cây nghiền hoặc dằm nhuyễn (chuối, đu đủ, bơ...).
- Tập cho trẻ uống nước nấu chín trong ly.
Mẹ cần nhớ, nên bắt đầu bằng lượng rất nhỏ, khoảng ½ muỗng nhỏ (2.5mm), sau đó tăng dần lên khoảng 30 – 60ml thức ăn dặm cho một lần ăn.
3.2 Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi
- Ăn dặm trước khi bú mẹ hoặc bú bình.
- Tiếp tục cho bú mẹ, bú bình theo nhu cầu (trung bình khoảng 90 – 100ml/kg/ngày).
- Cho ăn ngũ cốc dạng thô hơn.
- Trái cây, có thể cho ăn nhiều loại hơn, nhưng cần bóc vỏ lấy hạt.
- Mẹ có thể tiếp tục cho ăn các loại thịt, thêm vào cá và lòng đỏ trứng.
- Uống nước trong ly.
Thời điểm này, mẹ có thể ngưng nghiền nhuyễn thức ăn, để trẻ có thể tập làm quen với các dạng thức ăn mềm, cứng và tập cho trẻ nhai – ngay cả khi trẻ chưa có răng, trẻ vẫn có thể nhai bằng lợi.
Cho trẻ ăn khoảng 30 – 240ml thức ăn/lần ăn. Bé có thể ăn được 3 lần/ngày.
3.3 Trẻ từ 9 tháng tuổi trở về sau
- Giai đoạn này, trẻ đã nắm tốt và có thể đưa thức ăn vào miệng. Vì thế, thức ăn nên có dạng miếng, cục hoặc dạng ngón tay để bé có thể tự cầm, tự đút ăn.
- Trẻ nên được cho ăn thức ăn giống với gia đình.
- Sữa vẫn bú/ uống theo nhu cầu, sữa công thức khoảng 600 – 800ml/ngày.
- Ngũ cốc nên cho bé sử dụng tất cả các loại, các dạng khác nhau.
- Rau củ: Có thể thử cho bé ăn một số rau củ sống.
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây, bỏ da dày, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ để bé dễ cầm ăn.
- Thịt: Bỏ da, bỏ sụn, bỏ xương.
- Có thể thử cho bé ăn các sản phẩm làm từ sữa bò như: sữa chua, phô mai các loại, các loại tráng miệng làm từ sữa tiệt trùng. Tuy nhiên, cần lưu ý với sữa bò tiệt trùng chỉ nên bắt đầu khi trẻ được 1 tuổi.
- Mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa chính, 1 – 2 bữa phụ. Cho ăn theo nhu cầu của con.