Đăng nhập

Những ai cần cân nhắc khi ăn cua?

00:00
00:00
00:00
VOH - Sau Trung thu là thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức những con cua ghẹ có nhiều thịt đầy đặn.

Dù là cua san hô (coral crab), ghẹ ba chấm, hoặc cua lông Hongkong,… đều là những lựa chọn ngon nhất để ăn cua ghẹ vào mùa thu.

Cua không chỉ ngon mà còn giàu protein, canxi, phốt pho, kẽm và các chất dinh dưỡng khác nhưng những nhóm người nào nên cân nhắc ăn và ăn vừa phải?

Những ai cần cân nhắc khi ăn cua? 1Xem toàn màn hình
Cua có tính hàn ăn quá nhiều có thể làm nặng thêm tình trạng tỳ vị hư hàn - Ảnh: TVBS

Những nhóm người nào ăn cua nên cân nhắc ăn và ăn vừa phải?

Wang Dayuan, một thầy thuốc đông y giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, cua có tính mặn và hàn, tỳ vị hư hàn. Vì vậy, những người bị suy yếu lá lách và dạ dày, hệ thống miễn dịch bất thường, đau nhức cơ bắp và phụ nữ mang thai cần tránh ăn cua.

Đặc biệt là những người đang mang thai, bị cảm lạnh, chàm, viêm da dị ứng thì không nên ăn quá nhiều cua ghẹ, để tránh khó chịu ở đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, đau cơ, lạnh tay chân và có thể làm nặng thêm tình trạng tỳ vị hư hàn.

Thầy thuốc Wang Dayuan cũng cho biết thêm, cua ghẹ là thực phẩm giàu protein và cholesterol cao, những người mắc bệnh gút và các bệnh mãn tính nên ăn ít lại hoặc không ăn cua ghẹ sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mình.

Những điều cấm kỵ nên chú ý khi ăn cua ghẹ

Thầy thuốc Wang Dayuan cho biết thêm, có một số điều cấm kỵ nên chú ý khi ăn cua ghẹ. Trong đó, mọi người cố gắng không ăn cùng lúc cua ghẹ với trái hồng, vì trong trái hồng có chứa tannin, nó sẽ hình thành “phức hợp protein tannin” kết tụ và khó tiêu trong môi trường axit của dạ dày.

Chất “phức hợp protein tannin” này khó hòa tan, sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến nhu động ruột, khiến nhu động ruột giảm, từ đó kéo dài thời gian tích tụ “chất thải” trong ruột già, không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể “thấm ngược” trở lại trong cơ thể.

Ngoài ra, trong sách đông y còn đề cập rằng “hồng và cua không thể ăn cùng lúc với nhau”, ngoài tính chất của cả hai đều có tính lạnh, chúng nó còn có thể liên quan đến protein tannic.

Cách ăn cua để trục hàn và ấm bụng

Làm thế nào để ăn cua đúng cách có lợi cho sức khỏe? Thầy thuốc Wang Dayuan chia sẻ, thực tế cua ghẹ có thể hấp với rượu để khử mùi tanh làm chúng dậy mùi thơm và có thể làm tăng độ ngọt thịt của cua ghẹ.

Ngoài ra, nước chấm làm từ tỏi và gừng băm nhuyễn trộn với giấm, cũng có thể kèm một ít lá tía tô sẽ ăn rất ngon.

Sau khi ăn cua, uống một ly (tách) trà gừng đường nâu cũng là lựa chọn tốt để trục hàn và làm ấm bụng.

Bình luận