Chờ...

Uống cà phê có gây loãng xương không?

VOH - Bác sĩ đã khẳng định, uống cà phê sẽ không làm loãng xương và lời đồn đại trên mạng rằng “uống cà phê sẽ làm loãng xương” là hoàn toàn sai, không có đúng mọi người không nên tin.

Uống cà phê có gây loãng xương không? Uống bao nhiêu cà phê sẽ gây loãng xương?

Giang Khôn Tuấn, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan-Trung Quốc cho rằng, loãng xương có liên quan đến canxi, thiếu canxi có thể gây ra bệnh loãng xương, mặc dù axit oxalic có trong cà phê sẽ kết hợp với canxi tạo thành cái gọi là canxi oxalate, khiến đường tiêu hóa không thể hấp thụ canxi, có thể làm loãng xương.

Nhưng nói một cách khoa học thì cứ 100 gram cà phê chỉ chứa 0,9 mg axit oxalic. Lấy một ly cà phê lớn có khoảng dung tích 480 ml làm ví dụ, ta thấy hàm lượng axit oxalic có khoảng 4,32 mg. Hàm lượng axit oxalic trong ly cà phê này rất nhỏ và không đủ gây thiếu canxi, không đủ làm loãng xương.

Chuyên gia Giang Khôn Tuấn nói thêm rằng, trừ khi uống 2 tấn cà phê mỗi ngày thì hàm lượng axit oxalic mới đủ có thể làm cho mọi người bị loãng xương.

cà phê
Hàm lượng axit oxalic trong cà phê rất nhỏ và không đủ gây thiếu canxi, không đủ làm loãng xương - Ảnh: TVBS

Xem thêm: Uống cà phê có thể khiến cơ thể bạn mất nước không?

Làm thế nào để ngăn ngừa loãng xương? Nên ăn gì để bổ sung canxi?

Chuyên gia Giang Khôn Tuấn nhấn mạnh rằng, chìa khóa để tránh loãng xương nằm ở việc duy trì lối sống lành mạnh, thay vì tránh uống cà phê, mọi người nên tập thể dục phù hợp và thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ leo núi, đạp xe đạp… có thể giúp mọi người tăng cường sức khỏe của xương.

Ngoài ra, mọi người cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như cá khô nhỏ, cá mòi và cá hồi đóng hộp, các loại hạt, các loại đậu, đậu nành và đậu hũ, hạnh nhân, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc, whey protein, rau lá xanh, rau dền, trái sung và thực phẩm bổ sung, đồng thời bổ sung viên uống canxi và vitamin D.

Nổi mề đay sau khi uống cà phê

Chuyên gia Giang Khôn Tuấn cho biết, có một người phụ nữ bị nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) thường xuyên và không cải thiện sau nhiều lần đi khám bệnh, cho đến khi các bác sĩ kiểm tra kỹ càng hơn mới cho thấy người này bị dị ứng với cà phê, sau khi nghe theo lời của bác sĩ ngừng uống cà phê, tình trạng nổi mề đay của người này đã được cải thiện đáng kể.

Cà phê hóa ra cũng là một chất gây dị ứng

Ngô Chính Hàn, bác sĩ Chuyên khoa Thấp khớp và Miễn dịch học tại Phòng khám Gia Nghĩa ở Đài Loan cho biết, bác sĩ chính là người đã điều trị cho trường hợp này chỉ ra rằng, ban đầu bệnh nhân thỉnh thoảng có các triệu chứng nổi mề đay, nhưng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19, xuất hiện các cơn nổi mề đay trở nên thường xuyên hơn.

Lúc đó trên người nổi mẩn đỏ, mỗi lần như vậy ngứa ngáy vô cùng, khiến bệnh nhân vô cùng phiền não, đến mức đi khám bệnh nhiều lần nhưng tình trạng không được cải thiện bao nhiêu.

Sau khi uống thuốc và theo dõi của bác sĩ, cô bệnh nhân này mới phát hiện ra rằng, chất gây dị ứng cho cô chính là cà phê.

Bác sĩ Ngô Chính Hàn cho rằng, tình trạng nổi mề đay của bệnh nhân nêu trên hiếm gặp vì cà phê không được coi là chất gây dị ứng chính. Các loại thực phẩm thường gây nổi mề đay bao gồm tôm, rượu và đậu phộng…

Nhiều người bị nổi mề đay lúc trẻ không bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào, nhưng đột nhiên phát hiện ra rằng họ bị dị ứng với một số thứ thực phẩm khi đến tuổi trung niên.

Bác sĩ Ngô Chính Hàn giải thích rằng, nổi mề đay do chế độ ăn uống với dị ứng thực phẩm nói chung là khác nhau. Những thực phẩm này được gọi là chất gây dị ứng giả, hiện tượng này hiện nay chưa thể giải thích đầy đủ về mặt khoa học.

Bác sĩ Ngô Chính Hàn nói thêm, dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, có thể mặc dù bệnh nhân bị dị ứng nhưng những chất có hại mà họ ăn vào lúc đầu có thể được tiêu hóa bởi các enzyme tiêu hóa trong cơ thể; tuy nhiên, sau khi các enzyme tiêu hóa cạn kiệt, các triệu chứng dị ứng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Xem thêm: Bật mí bạn cách chữa nổi mề đay dân gian tại nhà hiệu quả

70% nổi mề đay có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Bác sĩ Ngô Chính Hàn chia sẻ rằng, nổi mề đay do chế độ ăn uống khó cải thiện bằng phương pháp giải mẫn cảm và xét nghiệm máu có thể không phát hiện được.

Nếu tình trạng nhẹ, nên tự mình theo dõi phản ứng trong chế độ ăn uống để tìm ra chất gây dị ứng và tạm thời tránh dùng cụ thể các loại thức ăn dị ứng và thời gian tránh dùng ít nhất nửa năm, để giúp khôi phục hoàn toàn năng lượng cho cơ thể và đây được xem là một giải pháp tốt.

Còn nếu là tình trạng nặng, phức tạp hoặc không tìm được nguyên nhân thì có thể nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ.

Bác sĩ Ngô Chính Hàn nói thêm rằng, theo kết quả nghiên cứu bệnh nổi mề đay trong nhiều năm, khoảng 70% bệnh nhân nổi mề đay có thể cải thiện triệu chứng thông qua điều trị bằng chế độ ăn uống.

Mặc dù các tài liệu y học chính thống thường nói rằng bệnh nổi mề đay không thể chữa khỏi và chỉ có thể kiểm soát bằng thuốc men, nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống thực sự có hiệu quả đối với nhiều người, tất cả bệnh nhân đều được cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh của mình.